Page 258 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 258
của Đảng Xã hội Pháp chủ động tách khỏi Đảng Xã hội, thành lập Đảng Cộng
sản Pháp để gia nhập Quốc tế III, ngay tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội
diễn ra tại thành phố Tours, Pháp, vào cuối tháng 12/1920. Sự kiện này đánh dấu
mốc quan trọng trong cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc: từ người yêu nước trở
thành người cộng sản.
Giải thích về quyết định của mình, Người viết: “Tôi hiểu rõ một điều Đệ
tam Quốc tế rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa. Đệ tam Quốc tế nói sẽ
giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập của họ. Còn Đệ nhị
Quốc tế không hề nhắc tới vận mạng của các thuộc địa. Vì vậy tôi đã bỏ phiếu
tán thành Đệ tam Quốc tế. Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy
1
là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu” .
Thời kỳ từ năm 1921 đến năm 1930
Trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ 20, Nguyễn Ái Quốc dấn thân một cách
nhiệt thành vào các hoạt động xây dựng tổ chức, đấu tranh cho quyền lợi của
người dân của các nước thuộc địa. Những hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái
Quốc trong thời kỳ này gồm: Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa
(1921), làm chủ bút báo Le Paria (Người cùng khổ), cơ quan ngôn luận của Hội
Liên hiệp thuộc địa (1922); Tham gia vào Ủy ban nghiên cứu thuộc địa của
Đảng Cộng sản Pháp, viết nhiều bài báo tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân;
Chuyển từ Pháp đến Liên Xô, công tác trong Quốc tế Cộng sản (1923-1924).
Sau đó, Người chuyển công tác từ Mátxcơva đến Quảng Châu (Trung Quốc) với
vai trò là phiên dịch trong văn phòng của Đoàn cố vấn Liên Xô Brodin giúp đỡ
Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tại Quảng Châu; Theo dõi và chỉ đạo phong
trào cách mạng ở một số nước châu Á theo sự phân công của Hội Quốc tế Nông
dân (từ cuối năm 1924 đến giữa năm 1927). Trong khoảng thời gian này,
Nguyễn Ái Quốc đã tập trung xây dựng, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ
chức cho việc thành lập một tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Người đứng ra tổ
chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên làm cơ quan
ngôn luận của Hội, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam; Mở lớp huấn
luyện cán bộ; Cử người vào học Trường Quân chính Hoàng Phố của chính
quyền Trung Hoa Dân quốc, cử người đi Liên Xô học tại Trường Cộng sản
Phương Đông; Tham gia thành lập Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông...
Sau khi rời Quảng Châu (5/1927), Nguyễn Ái Quốc trở lại Mátxcơva một thời
gian, sau đó Người quay trở lại hoạt động ở khu vực Đông Nam Á, xây dựng
phong trào cách mạng, tổ chức cộng sản ở các nước như: Xiêm (Thái Lan), Lào,
Malaixia dưới danh nghĩa là phái viên của Quốc tế Cộng sản.
__________
1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Thanh niên, Hà
Nội, 2012, tr. 54-55.
256