Page 257 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 257
quan trọng lịch sử của cuộc cách mạng này.
Một loạt sự kiện diễn ra năm 1919 đánh dấu bước chuyển biến lớn trong
nhận thức và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, đó là: Người thay mặt Hội những
người Việt Nam yêu nước tại Pháp ký tên vào Bản yêu sách của nhân dân An
Nam gửi đến Hội nghị của các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới Thứ
nhất bàn về việc ký hiệp định hòa bình, ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh, họp tại
Versailles, Pháp. Đây là lần đầu tiên có một bản yêu sách đòi các quyền tự do,
dân chủ cụ thể cho người dân ở các nước thuộc địa cụ thể là ở An Nam (Việt
Nam), được chuyển công khai đến các đại biểu dự hội nghị và phân phát cho
người dân Pháp, khiến cho chính quyền Pháp bất ngờ, bị động đối phó. Đây
được xem như bản Tuyên ngôn chính trị của người dân Việt Nam, sự tuyên bố
công khai hoạt động chính trị đòi độc lập cho Tổ quốc của Nguyễn Ái Quốc.
Cùng với hoạt động trên, Người còn viết nhiều bài báo đăng trên các báo
L’Humanité (Nhân đạo), Le Peuple (Dân chúng), tố cáo tội ác của chủ nghĩa
thực dân, hướng sự chú ý của công luận đến vấn đề thuộc địa. Cũng trong năm
1919, Nguyễn Ái Quốc tham gia và trở thành thành viên tích cực của Đảng Xã
hội Pháp, một đảng cánh tả có ảnh hưởng lớn trong đời sống chính trị, xã hội
của Pháp lúc đó.
Năm 1920, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình đi tìm đường
cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với hai sự kiện. Sự kiện thứ nhất là Nguyễn
Ái Quốc đọc được bài viết Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, lãnh tụ Cách mạng Tháng Mười Nga,
người đứng đầu Quốc tế cộng sản III (thành lập tháng 3/1919), đăng trên báo
L’Humanité (Nhân đạo). Luận cương của Lênin đã chỉ ra một cách rõ ràng về
mặt lý luận của con đường giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa; giúp cho
Người nhận thức rõ về mặt lý luận, muốn cứu nước, giải phóng dân tộc cần
phải làm gì và làm như thế nào. Luận cương đã thực sự giải đáp cho Người về
con đường đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân. Sau này,
Nguyễn Ái Quốc nhớ lại cảm xúc sau khi đọc Luận cương: “Luận cương của
Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi
vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên
như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ!
Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta! Từ
1
đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” . Sự kiện này được
coi là dấu mốc quan trọng của người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc:
đến với chủ nghĩa Lênin.
Sự kiện thứ hai là việc Nguyễn Ái Quốc cùng với một số đảng viên cấp tiến
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 562.
255