Page 256 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 256
Minh những năm tháng chưa được biết đến (1919-1941), Nhà xuất bản
University of California Press ấn hành năm 2002 (dịch giả Hoài An dịch ra tiếng
Việt) đã viết: “… không có lý do để tin rằng dự định đi châu Âu của Thành chỉ
là để làm phụ bếp hay lao động chân tay trên tầu vào những năm sau đó. Vào
tháng 9 (năm 1911), hai tháng sau khi đến Marseille (vào tháng 7), Thành đã có
một hành động rất giống với một người theo con đường của Phan Chu Trinh.
Anh gửi một lá thư đến Tổng thống Pháp xin được vào học trường Thuộc địa…”.
Bà Sophie dẫn ra tư liệu và các bài viết của các nhà sử học Pháp như Daniel
Hémery, Thu Trang Gaspard cho rằng, Nguyễn Tất Thành và người cha là
Nguyễn Sinh Sắc đã gặp và bàn bạc với Phan Chu Trinh về kế hoạch của
Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài học, trước khi Phan Chu Trinh bị chính quyền
thực dân trục xuất khỏi Việt Nam, sang Pháp vào cuối năm 1911. Nguyễn Tất
Thành đã xin làm phụ bếp trên tàu Amiral Latouche Tréville sau khi người cha
bị bãi chức và không xin được tài trợ của chính phủ cho chuyến đi châu Âu.
Tác giả William Duiker kết luận: “Điều không nghi ngờ là ông đã rời Sài
Gòn mùa hè năm 1911, lòng tràn đầy tình yêu Tổ quốc cũng như hiểu rõ về sự
bất công mà chính quyền thuộc địa đã gây ra cho đồng bào ông. Đối với Thành,
dường như không có cách để giải quyết vấn đề này ở trong nước. Có lẽ điều đó
có thể tìm thấy ở nước ngoài”.
Hành trình 30 năm của Nguyễn Ái Quốc
Nghiên cứu khoảng thời gian ba thập kỷ Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài, có
thể chia ra 3 thời kỳ với 10 năm cho một thời kỳ. Mỗi thời kỳ có những đặc
trưng riêng, cụ thể, nhưng có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
Thời kỳ từ năm 1911 đến năm 1920
Đây là 10 năm đầu sau khi Nguyễn Ái Quốc rời Sài Gòn. Trong thời kỳ này,
Người phải làm đủ mọi việc nặng nhọc để kiếm sống như xúc tuyết, đốt lò, phụ
bếp, làm thuê cho một hiệu ảnh, vẽ đồ cổ mỹ nghệ Trung Hoa và có một cuộc
sống khó khăn về vật chất. Tuy nhiên, với ý chí của một người yêu nước, Người
luôn dành thời gian và tâm trí để quan sát, tìm hiểu đời sống của người dân ở
những nơi Người đi qua, sống, làm việc. Do đã có định hướng từ đầu, mặc dù
mục tiêu cụ thể chưa xác định rõ, Người đã dần dần định hình hướng hoạt động
chính trị cho mình, đó là đi vào quần chúng, thức tỉnh họ…
Cách mạng Tháng Mười năm 1917 nổ ra ở nước Nga, do công nhân, nông
dân và một bộ phận binh lính tiến hành, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích
Nga, đứng đầu là Lênin, đã lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản Nga, thiết lập
chính quyền do những người vô sản điều hành. Cuộc cách mạng đã tác động lớn
đến suy nghĩ, nhận thức của Nguyễn Ái Quốc, mặc dù lúc đó Người mới chỉ có
cảm tình với Cách mạng Tháng Mười theo cảm tính tự nhiên, chưa hiểu hết tầm
254