Page 255 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 255
MẤY SUY NGHĨ VỀ QUÁ TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
PGS.TS NGUYỄN MẠNH HÀ
Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Về lý do đi ra nước ngoài
Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba đã rời Sài Gòn trên
con tàu mang tên Amiral Latouche Tréville, bắt đầu một hành trình dài tìm
đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị thực dân.
Về sự kiện này, đã có nhiều công trình, bài viết đề cập đến với những ý
kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài để
học, tìm kiếm một cuộc sống mới tốt đẹp hơn, có điều kiện giúp đỡ gia đình,
thỏa chí tìm hiểu, khám phá thế giới của tuổi trẻ… Tuy nhiên, hầu hết ý kiến
đều cho rằng, Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là để tìm con đường cứu
nước cho dân tộc.
Tác giả người Mỹ William Duiker trong cuốn sách Hồ Chí Minh - Một
cuộc đời, Nhà xuất bản Hyperion, New York ấn hành năm 2000 (Phòng Phiên
dịch Bộ Ngoại giao dịch) dẫn trả lời của Nguyễn Ái Quốc với nhà báo Liên Xô
Osip Mandelstam về lý do đi ra nước ngoài như sau: “Khi tôi độ mười ba tuổi,
lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với
chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ
thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì
1
ẩn đằng sau những chữ ấy” . Sau đó, liên quan đến vấn đề này, Nguyễn Ái Quốc
trả lời nhà báo Mỹ Anna Louise Strong: “Nhân dân Việt Nam, trong đó có ông
cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau rằng ai là người sẽ giúp mình
thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Nhật. Người khác nghĩ là
Anh. Có người khác nữa nghĩ là Mỹ. Tôi thì thấy phải đi ra nước ngoài để xem
2
cho rõ” . Nữ tác giả Sophie Quinn-Judge người Mỹ, trong cuốn sách Hồ Chí
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 461.
2. Báo Nhân dân, số 4062, ngày 18/5/1965.
253