Page 253 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 253
như: “Một nhà buôn Pháp ở Mađagátxca thấy trong két bạc của hắn bị mất trộm,
đã dùng điện tra tấn nhiều người bản xứ làm cho hắn mà hắn ngờ là đã lấy trộm.
Sau đó ít lâu, người ta phát hiện ra rằng chính con hắn đã lấy. Một viên quan cai
trị thuộc địa đã bắt một chị người da đen đội một hòn đá lớn đứng suốt ngày
ngoài nắng chang chang. Rồi hắn sai đem trói chị lại và sai đổ cao su nóng bỏng
1
vào bộ phận sinh dục của chị...” .
Có thể thấy rằng, qua tất cả những bài viết của Nguyễn Ái Quốc, tình cảnh
bi thảm của nhân dân châu Phi được tái hiện một cách rất trung thực và sống
động. Bằng ngòi bút sắc bén của mình, Người đã cho nhân dân các nước châu
Âu nhất là nhân dân Pháp thấy được tội ác dã man mà chủ nghĩa thực dân gây ra
cho các dân tộc thuộc địa trên thế giới. Đặc biệt, với thực trạng đó ở châu Phi,
qua nghiên cứu và tìm hiểu của mình, Nguyễn Ái Quốc cũng đã nhìn thấy được
tương lai của sự bùng nổ các phong trào cách mạng giải phóng dân tộc như
người đã từng tiên đoán về sự bùng nổ cách mạng ở châu Á. “Trong tất cả các
thuộc địa của Pháp, nạn nghèo đói đều tăng, sự phẫn uất ngày càng lên cao. Sự
2
nổi dậy của nông dân bản xứ đã chín muồi” . Tuy nhiên, điều mà nhân dân châu
Phi nói riêng và các dân tộc thuộc địa nói chung đang cần lúc này chính là sự
đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân các dân tộc, nhất là của nhân dân các
nước chính quốc đang đi xâm lược họ. Hơn thế nữa, họ cần được dẫn dắt bởi
những tổ chức cách mạng mà quyết định và quan trọng nhất lúc này chính là
Quốc tế Cộng sản. Bằng lập trường của một người yêu nước cũng như một
người cộng sản chân chính, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: “Quốc tế Cộng sản cần phải
giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ
3
con đường đi tới cách mạng và giải phóng” . Chỉ khi có sự giúp đỡ đó cùng với
sự vùng lên của chính mình thì nhân dân các dân tộc châu Phi mới có thể xóa bỏ
được chế độ thuộc địa dã man và tàn bạo trên chính quê hương mình.
Bằng trải nghiệm cá nhân phong phú và sự nghiên cứu có hệ thống về chủ
nghĩa thực dân, Nguyễn Ái Quốc đã phơi bày bộ mặt tàn bạo của chủ nghĩa
thực dân ở các thuộc địa qua những tác phẩm báo chí xuất sắc của mình trong
suốt những năm 20 của thế kỷ XX. Có thể nói, qua ngòi bút của Người mà
nhân dân các nước phương Tây, trong đó có nhân dân Pháp mới thấy rõ bản
chất dã man của chế độ tư bản cũng như tình cảnh thống khổ của nhân dân các
dân tộc thuộc địa trong đó có nhân dân châu Phi. Bởi để có thể thực hiện được
chính sách xâm lược thuộc địa, chính quyền các nước châu Âu đã dùng mọi thủ
đoạn để tô vẽ cho bộ mặt của mình, trong đó có lời tuyên truyền về công cuộc
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 350.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 311.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 311.
251