Page 289 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 289

chỉ đối với phong trào cách mạng Việt Nam, mà còn đối với sinh mệnh của lãnh

                      tụ Nguyễn Ái Quốc. Quốc tế Cộng sản lên án mạnh mẽ hành động phi pháp,
                      những thủ đoạn đê hèn của đế quốc Anh, Pháp, yêu cầu tất cả các tổ chức chống
                      chủ nghĩa đế quốc trên thế giới đấu tranh chống việc giao Nguyễn Ái Quốc cho
                      Pháp và đòi trả tự do cho Người. Quốc tế Cộng sản tìm mọi phương cách đưa
                      Nguyễn Ái Quốc ra khỏi nhà tù đế quốc Anh, và còn nhờ luật sư Francis Henry
                      Loseby ở Hồng Kông và luật sư Nowel Pritt ở London giúp đỡ bào chữa cho

                      Nguyễn Ái Quốc.
                            Dưới ánh sáng của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông
                      Dương đã có chuyển hướng về đường lối và sách lược, tức là trên thực tế đã trở
                      về với tư tưởng, đường lối, sách lược mà Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra từ khi mới
                      thành lập Đảng, điều đó đánh dấu một bước lớn trong tư duy lý luận độc lập,

                      sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
                            Trên cơ sở những văn kiện Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản, những người
                      cộng sản Việt Nam đánh giá đúng đắn những thay đổi của tình hình quốc tế,
                      trong  nước  và  xác  định  phương  hướng,  nhiệm  vụ  trong  từng  giai  đoạn  cách
                      mạng cụ thể, chuyển hướng chỉ đạo sách lược và chiến lược, đưa cách mạng tiến

                      lên một cao trào mới. Thấm nhuần tinh thần Nghị quyết đại hội VII của Quốc tế
                      Cộng sản, lại được Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo cụ thể về chiến lược và sách lược,
                      sau khi dự Đại hội trở về, Lê Hồng Phong, Tổng Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành
                      Quốc tế Cộng sản khóa VII, đã triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương,
                      họp tháng 7/1936. Căn cứ vào tình hình cụ thể cách mạng trong nước và trên thế

                      giới, Hội nghị xác định rõ đường lối, phương pháp tổ chức và đấu tranh trong
                      thời kỳ cách mạng mới, mở đầu thời kỳ cao trào Mặt trận dân chủ (1936-1939).
                            Từ sau Đại hội VII, mối quan hệ giữa Quốc tế Cộng sản với Đảng Cộng
                      sản và cách mạng Việt Nam do nhiều nguyên nhân khách quan yếu dần và từ
                      năm 1940, mối quan hệ thực tế không còn nữa. Nhưng những người cộng sản

                      Việt Nam, đặc biệt là Nguyễn Ái Quốc được trang bị lý luận, đã đưa cách mạng
                      Việt Nam đi đúng hướng.
                            Như vậy, sau gần 20 năm hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái
                      Quốc đã được trang bị lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và những phương thức
                      hoạt động cách mạng khác. Nhờ sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái

                      Quốc đã từng bước đưa phong trào cách  mạng  Việt  Nam và Đảng Cộng sản
                      Đông Dương trưởng thành cả về mặt lý luận và thực tiễn. Dưới sự lãnh đạo của
                      Người, Đảng Cộng sản Đông Dương có thể hoạt động độc lập mà không phụ
                      thuộc vào Quốc tế Cộng sản, tập hợp quần chúng nhân dân, chờ thời cơ chín
                      muồi cho một cuộc Tổng khởi nghĩa.





                                                               287
   284   285   286   287   288   289   290   291   292   293   294