Page 290 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 290
2.2. Thời kỳ 1938-1940
Hạ tuần tháng 10/1938, Nguyễn Ái Quốc rời cơ quan Quốc tế Cộng sản ở
Mátxcơva về Diên An, Thiểm Tây, Trung Quốc. Cuối tháng 12 năm đó, theo sự
sắp xếp của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc cùng
Diệp Kiếm Anh đến Quế Lâm tham gia công tác tại phòng Cứu vong, Văn
phòng Bát Lộ Quân Quế Lâm. Tháng 6/1939, Nguyễn Ái Quốc rời Quế Lâm
đến công tác tại Trường huấn luyện cán bộ du kích Khu Tây Nam do Quốc Dân
đảng và Đảng Cộng sản cùng hợp tác tổ chức, khóa I mở tại Hành Sơn, tỉnh Hồ
Nam. Với tư cách là một thiếu tá điện đài, Nguyễn Ái Quốc phụ trách thu thập
tin tức quốc tế cung cấp cho lớp huấn luyện. Tháng 9 cùng năm, lớp huấn luyện
bế mạc, Nguyễn Ái Quốc quay trở về Quế Lâm. Đầu năm 1940, Nguyễn Ái
Quốc đến Trùng Khánh tạm trú tại Văn phòng Bát Lộ quân Trùng Khánh. Lúc
này tại Côn Minh, Vân Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương đã thành lập ra một
cơ quan bí mật mang tên Ban chỉ huy ở ngoài.
Trong thời gian hoạt động ở Trung Quốc với tư cách là phái viên của Quốc
tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất, báo cáo tình hình ở Trung Quốc đến Quốc tế Cộng sản, đó là
hoạt động xâm lược của Nhật Bản tại Trung Quốc và phong trào đấu tranh của
nhân dân Trung Quốc
Khi tới Trung Quốc, tận mắt chứng kiến cảnh tàn bạo của người Nhật Bản
với nhân dân Trung Quốc, Người đã viết hàng loạt các bài viết dưới danh nghĩa
một nhà báo và ký tên LIN với nhan đề Những sự hung tàn của đế quốc Nhựt,
báo Dân chúng (tiếng Việt) cũng đã đăng toàn bài văn này trong các số 46 ngày
21/1/1939 và số 47 ngày 24/1/1939 và số 48 ngày 28/1/1939.
Tháng 3/1939, tại Quế Lâm, Nguyễn Ái Quốc đã miêu tả cuộc chiến đấu
giữa du kích Trung Quốc và quân xâm lược Nhật Bản. Đường lối đấu tranh du
kích của Trung Quốc đã làm cho quân Nhật đau đầu và phải thốt lên rằng: “bọn
người Trung Quốc đó không biết tiến hành chiến tranh như những người văn
minh. Chúng tiến công khi người ta bất ngờ nhất. Khi người ta đi tìm chúng, thì
1
không thấy chúng đâu cả” . Bài viết đăng trên báo Notre Voix (Tiếng nói của
chúng ta), ngày 14/4/1939.
Ngoài ra, Người còn ca ngợi chủ nghĩa anh hùng của công nhân Trung
Quốc trong chiến tranh chống Nhật. Công nhân mỏ ở Mãn Châu biến thành du
kích. Hàng ngày, anh em công nhân đường sắt, không sợ nguy hiểm đến tính
mạng, đã hợp sức với các lực lượng chống Nhật để cướp đoạt vũ khí và làm trật
bánh những đoàn tàu của địch. Trên hai bờ sông Dương Tử, hàng nghìn và hàng
triệu công nhân Hán Khẩu và Thượng Hải đã chiến đấu anh dũng. Trong tỉnh Hồ
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 135.
288