Page 294 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 294
NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở PHÁP
TRONG THỜI KỲ 1911-1923 QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU SƯU TẦM
CỦA BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
ThS. LÊ THỊ LANH
Bảo tàng Hồ Chí Minh
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí
Minh có 30 năm sống và hoạt động ở nước ngoài. Người đã vượt qua bao gian
khổ trong đời sống vật chất và gian truân trên bước đường hoạt động cách mạng.
Trong 30 năm đó, những năm ở Pháp thời kỳ 1911-1923 đã để lại dấu ấn sâu
đậm và quan trọng. Chính nơi đây đã đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp cách
mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi Người tìm ra con đường cứu nước và trở
thành chiến sĩ Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
Nghiên cứu những họat động trong giai đoạn này của Chủ tịch Hồ Chí
Minh ở Pháp luôn là việc làm cần thiết nhằm đánh giá tầm quan trọng, ý nghĩa
đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Vì vậy, trong nhiều năm
qua, Bảo tàng Hồ Chí Minh luôn chú trọng việc sưu tầm, bổ sung tài liệu cho
công tác trưng bày, tuyên truyền về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong giai
đoạn này. Đặc biệt, phải kể đến các đợt sưu tầm của Bảo tàng Hồ Chí Minh vào
tháng 3/2005 và đợt sưu tầm tháng 11/2007 tại Cộng hòa Pháp với kết quả sưu
tầm được: 213 trang tài liệu scan màu, 1063 trang tài liệu phô tô, 74 tài liệu cắt
từ báo đưa tin về Việt Nam, 102 tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, 56
ảnh. Nguồn tài liệu thu thập được từ những đợt sưu tầm đó là nguồn tài liệu quý
giúp chúng ta hiểu được hơn, sâu sắc hơn về hành trình tìm đường cứu nước của
Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, trong đó có những hoạt động của Người ở Pháp
trong giai đoạn đầu. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả xin được điểm qua một số
hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc trong những năm ở Pháp thời kỳ 1911-
1923 thông qua tài liệu sưu tầm đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường sang phương Tây để tìm hiểu thế
giới và đặc biệt là muốn biết về nước Pháp, đất nước đang thống trị quê hương
Tổ quốc mình. Từ đó, Người muốn khảo sát thực chất xã hội phương Tây được
ca ngợi là văn minh, là tự do, là bình đẳng và bác ái như thế nào. Ngày 5/6/1911,
292