Page 296 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 296

quan sát đời sống công nhân trên các hải cảng, Nguyễn Tất Thành đã có ý thức
                      về số phận của người dân bị lệ thuộc, biết được bộ mặt thật của chế độ thực dân
                      mang chiêu bài đi “khai hóa” văn minh cho các nước khác.

                            Năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp và có 6 năm sống, hoạt
                      động tại đây đến năm 1923. Trong 6 năm ấy, thời gian đầu tiên Người học hỏi
                      và có sự liên hệ mật thiết với những nhà yêu nước sống tại Pháp, đó là những
                      bước  đầu  dò  tìm  phương  hướng,  cách  thức  hoạt  động.  Thời  gian  sau  là  khi
                      Người đã tìm được phương hướng và nhận định hướng duy nhất phải chọn là
                      chủ nghĩa cộng sản. Từ đây, Người đã có những công việc cụ thể, mở rộng môi
                      trường hoạt động có tầm vóc quốc tế, có chủ trương rõ rệt. Có thể nói, 6 năm
                      hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp đã mở đầu cho một thời kỳ mới trong
                      phong trào giải phóng dân tộc nói chung và cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
                      của nhân dân Việt Nam nói riêng. Một dấu mốc quan trọng trong thời kỳ này là
                      sự kiện ngày 18/6/1919, Nguyễn Tất Thành thay  mặt nhóm những người  yêu
                      nước An Nam gửi tới Hội nghị hòa bình Versailles (Vécxây) Bản yêu sách của

                      nhân dân An Nam.
                            Đây là tài liệu đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên của tên gọi Nguyễn Ái Quốc.
                      Tài liệu mang ký hiệu lưu trữ INDO/HCI S.P.C.E 364, tại Trung tâm Lưu trữ
                      quốc gia Hải ngoại Pháp ở Aix-en-Provence, sưu tầm năm 2007, bản scan rõ nét.
                      Bản Yêu sách còn được in thành truyền đơn, được dịch ra tiếng Việt và dịch ra
                      chữ Hán, đã trở thành tài liệu tuyên truyền góp phần thức tỉnh nhân dân Việt
                                                           1
                      Nam. Bản Yêu sách gồm tám điểm :
                            1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;
                            2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng
                      được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ

                      hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận
                      trung thực nhất trong nhân dân An Nam;
                            3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
                            4. Tự do lập hội và hội họp;
                            5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
                            6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả
                      các tỉnh cho người bản xứ;
                            7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
                            8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại
                      Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người
                      bản xứ.
                            Sau khi bản Yêu sách được công khai đăng báo và in thành truyền đơn để

                      gửi cho khắp giới người Việt thì chính quyền Pháp bắt đầu chú ý đặc biệt đến

                      __________
                            1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 1, tr. 48.


                                                               294
   291   292   293   294   295   296   297   298   299   300   301