Page 295 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 295

với tên gọi Văn Ba, Người đã rời bến cảng Sài Gòn, làm phụ bếp trên con tàu
                      Amiral Latouche Tréville sang Pháp. Đến tháng 7/1911, lần đầu tiên Người đặt
                      chân  lên  nước  Pháp,  ở  Marseille  (Mácxây).  Sau  đó,  theo  một  con  tàu  khác,

                      Nguyễn Tất Thành có cuộc hành trình dài đi vòng quanh châu Phi, sang Mỹ rồi
                      đến nước Anh. Cuối năm 1917, Người trở lại Pháp sống và hoạt động tại đây
                      gần 6 năm.
                            Tài liệu đầu tiên được biết đến do chính tay Người viết khi đặt chân đến
                      nước Pháp là Đơn xin vào học Trường Thuộc địa, ngày 15/9/1911, gửi Tổng
                      thống Pháp và Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp, trình bày nguyện vọng muốn vào
                      học Trường Thuộc địa. Ký hiệu lưu trữ FRANOM-AF27-D11-03, tại Trung tâm
                      Lưu  trữ  quốc  gia  Hải  ngoại  Pháp  ở  Aix-en-Provence.  Tài  liệu  được  viết  tay,
                      tiếng Pháp, 1 trang, sưu tầm năm 2007 với bản scan rõ nét, có đoạn viết “Tôi
                      vinh hạnh, xin một đặc ân với lòng nhân từ cao cả của ông được thu nhận vào
                      học Trường Thuộc địa như một học sinh nội trú. Hiện tại tôi là nhân viên của
                                                                                                   1
                      Hãng Sácgiơ Rêuyni (Chargeurs Réunis) tàu Amiran Latusơ Tơrêvin ...” , ký tên
                      Nguyễn Tất Thành.
                            Trường Thuộc địa được thành lập năm 1885 tại Pari (Pari) với dự án lúc
                      đầu của tướng Begin, Toàn quyền lâm thời của Đông Dương đưa 12 thanh niên
                      Campuchia và 1 thanh niên người Xiêm (Thái Lan) đến Pháp học trong 3 năm,
                      nhằm cung cấp nhân viên trung gian là người bản xứ cho hệ thống thuộc địa.
                      Đồng thời cũng muốn đào tạo người Pháp cho các chức năng riêng biệt trong
                      công việc quản lý để duy trì chế độ thực dân. Năm 1889, hệ đào tạo quốc gia lâu
                      dài được thành lập, được gọi là Trường Thuộc địa, tuy nhiên sau này việc đào
                      tạo học sinh bản địa bị thu hẹp dần.
                            Việc Nguyễn Tất Thành nộp đơn xin học Trường Thuộc địa lúc đó được

                      hiểu là do tâm lí muốn tìm hiểu nước Pháp qua công việc học hành của mình.
                      Thời điểm đó, Người còn rất trẻ, chỉ hơn 20 tuổi, cho dù đã nhìn thấy rõ những
                      biểu hiện bất công của chế độ thực dân nhưng còn sơ sài chưa rõ bản chất. Việc
                      xin học Trường Thuộc địa có lẽ sẽ chuẩn bị cho Người những kiến thức để tìm
                      hiểu bản chất của chế độ thực dân. Tuy nhiên, lá đơn này của Nguyễn Tất Thành
                      đã bị Trường Thuộc địa khước từ với lí do chỉ có những học sinh do Toàn quyền
                      Đông Dương cử thì mới được nhập học, theo quy định tại điều 1, Nghị định
                      ngày 30/4/1910 về việc tổ chức Ban người bản xứ tại trường Thuộc địa.
                            Sau khi bị Trường Thuộc địa từ chối, năm 1912, Nguyễn Tất Thành trở lại
                      làm công trên một con tàu đi sang châu Phi. Theo hành trình của tàu, Người
                      dừng chân được ở nhiều nước từ châu Âu, châu Phi đến châu Mỹ. Chính nhờ sự
                      quan sát đời sống của những người cùng giai cấp công nhân trên tàu, trong đó có

                      cả người Pháp và nhiều người dân các nước thuộc địa khác, đồng thời nhờ sự

                      __________
                            1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 1, tr. 32-33.


                                                               293
   290   291   292   293   294   295   296   297   298   299   300