Page 315 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 315
Phan Bội Châu. Ngoài ra, đường lối yêu nước chống đế quốc và thái độ của
người yêu nước chân chính, kiên quyết đấu tranh giải phóng dân tộc, tinh thần
chiến đấu vì độc lập của dân tộc cũng được tác giả đề cao trong truyện ngắn đặc
sắc này.
Đồng thời với việc công kích, lên án tội ác dã man của chủ nghĩa thực dân,
Nguyễn Ái Quốc còn vạch mặt bọn người bản xứ - tay sai của thực dân, những
kẻ vì miếng bơ thừa, sữa cặn mà sống ươn hèn với đồng bào. Bài Động vật học,
đăng trên báo Le Paria số 2, ngày 01/5/1922, là một tác phẩm văn học có ý tứ
sâu sắc, văn chương mang giọng mỉa mai, chua chát, nặng căm hờn với bọn
cướp nước và bán nước: “Cần chú ý rằng khi có thể đã tiến đến trình độ ăn ngân
sách thì thường bị coi là thoái hóa, vì nó đã mất hết đặc tính tinh thần của nòi
giống nó rồi… Nếu bắt ra một con, to nhất hay mạnh nhất trong bầy, và đeo vào
cổ nó một vật gì lóng lánh, một đồng vàng hay một thập ác chẳng hạn, thì nó
liền trở thành hoàn toàn ngoan ngoãn, lúc đó có thể sai nó làm bất cứ việc gì,
bảo nó đi bất cứ đâu cũng được, và các con khác cứ việc theo nó một cách ngu
1
đần như loài thú vật - nếu có thể nói như thế được” . Bên cạnh đó, tác giả còn có
những bài viết khác đả kích, chế giễu tên vua bù nhìn Khải Định dốt nát - đại
diện cho chế độ phong kiến tan rã, trở thành công cụ phục vụ cho chủ nghĩa đế
quốc như Sở thích đặc biệt đăng trên báo Le Paria số 5.
Người còn đặc biệt quan tâm đến hai giai cấp cơ bản của xã hội Việt Nam,
bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất và có khả năng làm cách mạng nhất là nông dân
và công nhân. Điều này thể hiện rõ qua các bài Tình hình nông dân Việt Nam,
đăng trên báo Le Paria số 21, tháng 12/1923; Tình cảnh của những người lao
động ở Đông Dương, đăng trên báo Le Paria số 28, tháng 12/1923. Thông qua
việc lên án chế độ bóc lột kinh tế đối với công nhân và chế độ thuế khóa hà khắc,
cướp ruộng đất đối với nông dân, các bài viết này đã lên án gay gắt liên minh
thực dân - phong kiến.
Bên cạnh các bài báo, với một tâm hồn nghệ sĩ và tài năng nghệ thuật,
Nguyễn Ái Quốc đã cống hiến cho độc giả Le Paria những bức tranh châm biếm,
hài hước. Bức tranh không đề, đăng trên báo Le Paria số 2, ngày 01/5/1922, với
hình ảnh tên thực dân béo phệ, súng đeo trên vai, tay phải cầm lá cờ “văn minh
bề trên”, tay trái cầm túi của cải vơ vét được, đứng trên đầu người dân thuộc địa
da vàng và da đen đang vịn vai nhau; xa xa thấp thoáng những người lính thuộc
địa và mấy cây dừa, tượng trưng cho châu Phi nghèo xơ xác, đau thương, uất
hận. Hay ở tờ Le Paria số 5, vẽ một người Việt Nam gầy guộc, nét mặt đau
thương kéo xe tay, ngồi trên là một tên thực dân to béo nằm ngả người, bắt chân
chữ ngũ, tay cầm ba toong, miệng ngậm thuốc lá, phun ra những lời hách dịch
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 76-77.
313