Page 316 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 316

“Mau lên, đồ vô danh tiểu tốt! Mày hãy tỏ ra trung thành đi! Lạy chúa!”, nan
                      hoa bánh xe kết bằng mấy chữ Pháp: văn minh, áp bức, kết hợp, đồng hóa, bảo
                      hộ, bóc lột.

                            Nội dung chủ yếu nhất trong những tác phẩm của Người thời kỳ này hướng
                      đúng vào hai kẻ thù chính của dân tộc, đối tượng của cuộc cách mạng là chủ
                      nghĩa thực dân và chế độ phong kiến thối nát. Có thể nói, những tác phẩm này,
                      có ý nghĩa rất lớn trong việc chuẩn bị bước đầu về mặt tư tưởng cho sự vùng dậy
                      của dân tộc ta trong tương lai.

                            Đến Liên Xô với vai trò “phóng viên thường trực”, Người vẫn chăm lo cho
                      sự nghiệp của báo Le Paria, đều đặn gửi bài viết và tiền cho báo. Người dành
                      nhiều  trang  báo  viết  về  Lênin  và  nước  Nga  Xôviết.  Sau  khi  Lênin  qua  đời,
                                                                       1
                      Người viết bài Lênin đăng báo Le Paria, số 22 . Nửa năm sau, Người lại viết bài
                      Lênin  và  các  dân  tộc  phương  Đông  gửi  từ  Mátxcơva  đến  Pari,  đăng  báo  Le
                      Paria số 27. Thay mặt các dân tộc phương Đông, Người bày tỏ lòng biết ơn sâu

                      sắc và sự thiết tha yêu mến đối với Lênin. Bên cạnh đó, các bài báo của Người
                      giai đoạn này cũng có nội dung tuyên truyền về nước Nga Xôviết và sự giúp đỡ
                      của nước Nga với các dân tộc thuộc địa.
                            Trên đây là một số bài “bút chiến” của Nguyễn Ái Quốc trên báo Le Paria,
                      nhưng đã phần nào lột tả được ngòi bút cách mạng thiên tài của “một người có
                      nhiều duyên nợ với báo chí” Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh. “Bút chiến” của
                      Người  không  chỉ  là những lời  tố  cáo đanh  thép,  lập  luận  sắc  sảo,  mà  còn là

                      những chứng cứ, con số chính xác, những câu nói và tài liệu được khai thác từ
                      chính phát ngôn và sách báo của kẻ thù. Những trang viết đã tạo điều kiện cho
                      người đọc tiếp cận với chính sự thật đang tồn tại trong xã hội. Những bài báo
                      của Người có rất nhiều màu sắc. Trong đó, màu sắc cao hơn hết, chính là màu
                      sắc trí tuệ. Ánh sáng của tinh thần quốc tế vô sản và vẻ đẹp trí tuệ của Người đã
                      tạo nên nhiều sắc màu cho “bút chiến” Le Paria.

                            Có thể nói, những bài báo của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Le Paria đã
                      phản chiếu một thời kì lịch sử nhưng cũng phản ánh tâm hồn, cái tôi của một
                      bản lĩnh và cốt cách tinh thần vững chắc, cái tôi với nhiều rung động thiết tha
                      của tâm hồn, cái tôi của niềm mơ ước và vững tin vào tương lai của dân tộc.
                      Nhà thơ Felix Pita Rodriguez từ đất nước Cuba đã nhận xét về những bài báo
                      của Người viếttrong giai đoạn này: “Các bài báo này đã cho chúng ta thấy nghệ
                      thuật viết văn bậc thầy của tác giả, và hơn thế nữa chúng ta thấy mầm mống
                      của quan điểm chính trị và tư tưởng luôn luôn nổi lên và hòa quyện với những


                      __________
                            1. Ở phần đầu và cuối bài viết Lênin, Ban Biên tập để hai vạch đen đậm tượng trưng cho dải
                      băng tang, qua đó Ban Biên tập muốn thể hiện niềm tiếc thương vô hạn người lãnh tụ có công lao vĩ
                      đại đối với sự nghiệp đấu tranh của các dân tộc bị áp bức.


                                                               314
   311   312   313   314   315   316   317   318   319   320   321