Page 317 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 317
giá trị thuần văn học. Cũng trong những bài báo này, chúng ta thấy một luồng
gió quật khởi với sức mạnh rung chuyển đã thổi mà sau này với thiên tài của
mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biến nó thành cơn dông tố cách mạng chỉ biết
1
có thắng lợi” .
“Bút chiến” Le Paria - Vũ khí mở đường cho một thời đại mới
Ngay trong Lời kêu gọi đăng trên số đầu tiên, báo Le Paria đã trình bày rõ
tôn chỉ, mục đích của mình: Báo Le Paria ra đời do sự cảm thông chung của các
đồng chí ở Bắc Phi, Tây Phi thuộc Pháp, ở Mađagátxca, ở Đông Dương, Ăngti
và Guam; Báo tố cáo sự lạm quyền về chính trị, độc đoán về hành chính, bóc lột
về kinh tế mà những người dân, những người cùng khổ trên các lãnh thổ rộng
lớn ở các thuộc địa là nạn nhân. Đồng thời, báo đề cao tinh thần đoàn kết lại để
đấu tranh cho sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của chính họ, hô hào họ tổ chức
lại nhằm mục đích giải phóng những người bị áp bức khỏi các thế lực thống trị,
thực hiện tình thương yêu và hữu ái… Báo Le Paria là vũ khí chiến đấu mà sứ
mệnh cách mạng của nó thật rõ ràng: giải phóng người cùng khổ - giải phóng
con người. Mặc dù hoạt động trong điều kiện hết sức khó khăn, Hội Liên hiệp
thuộc địa và báo Le Paria đã đạt được những kết quả tốt, như Nguyễn Ái Quốc
đã nhận xét: “Nó đã làm cho nước Pháp, nước Pháp chân chính hiểu rõ những
việc xảy ra trong các thuộc địa. Làm cho nước Pháp hiểu rõ bọn cá mập thực
dân đã lợi dụng tên tuổi và danh dự của nước Pháp để gây nên những tội ác
không thể tưởng tượng được. Nó đã thức tỉnh đồng bào chúng ta. Đồng thời nó
cũng khiến cho đồng bào chúng ta nhận rõ nước Pháp, nước Pháp tự do, bình
2
đẳng và bác ái…” .
Tuy thực dân Pháp tìm mọi cách ngăn cấm, báo Le Paria vẫn được bí mật
chuyển đến các thuộc địa của Pháp ở châu Phi và châu Á, trong đó có Việt
Nam. Sách, báo phát hành bí mật nhưng được tầng lớp trí thức yêu nước, công
nhân, học sinh biết chữ Pháp chuyền tay nhau đọc, có sức lôi cuốn, chuyển
hướng mới trong phong trào yêu nước, đặc biệt là ở Nam Bộ. Nhiều hồi ký của
các chiến sĩ cách mạng lão thành cho thấy sự ảnh hưởng rộng lớn của báo Le
Paria trong nhân dân. Đồng chí Tôn Đức Thắng kể: “Anh em công nhân Nam
Bộ đã đón tờ báo ấy một cách tha thiết và chuyền tay nhau đọc đến nỗi mòn cả
giấy, cả chữ. Vì bọn lính kín Pháp theo dõi rất ngặt nên anh em công nhân đã
tổ chức thành từng nhóm 5, 6 người hẹn nhau đi mượn thuyền chèo ra giữa
3
sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Cửu Long để đọc Le Paria” . Thông qua
những bài viết trên báo Le Paria, nhân dân Việt Nam từng bước hiểu về chủ
__________
1. Nghiên cứu học tập thơ văn Hồ Chí Minh, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980, tr. 584.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 208.
3. Phạm Xanh, Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam (1921-
1930), Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1990, tr. 72.
315