Page 324 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 324

trở thành người cộng sản thực thụ.
                            PGS.TS. Hà Minh Hồng từng đưa ra nhận xét: Sở dĩ những nhà trí thức
                      trên đất Pháp như Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường không đến được với chủ

                      nghĩa cộng sản vì các ông đã thiếu đi một “bậc thang” chuyển tiếp từ chủ nghĩa
                      yêu nước để đến với chủ nghĩa Mác-Lênin. Và nấc trung gian ấy chính là dân
                      chủ tư sản. Trên cơ sở phân tích trên, có thể thấy việc Nguyễn Tất Thành tham
                      gia vào Đảng Xã hội Pháp năm 1918 đã có một vai trò vô cùng quan trọng, tạo
                      điều kiện cho Người trở thành một nhà dân chủ thực thụ ở trong một Đảng Xã
                      hội Pháp tiến bộ. Đó là điều mà cả Phan Châu Trinh lẫn Phan Văn Trường do
                      những giới hạn về nhận thức nên đã không có khả năng giải quyết được vấn đề.
                      Biết chính trị nhưng không tham gia chính trị, biết dân chủ nhưng không gia
                      nhập vào Đảng Xã hội Pháp thì không thể nào chạm tới được sự hiểu biết ngọn
                      ngành  về bản  chất  của  nền  dân  chủ phương  Tây  nên  cũng  sẽ không  bao giờ
                      chạm tới được tầng đất cao nhất của văn minh nhân loại - Chủ nghĩa cộng sản.
                            Trong thực tế trước khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin thì Hồ Chí Minh đã

                      tiếp thu nền văn minh dân chủ phương Tây. Việc lựa chọn hướng đi tìm đường
                      cứu nước trước đó và gia nhập Đảng Xã hội Pháp sau này, chính là vì “Tự do,
                      Bình đẳng, Bác ái” đã có ảnh hưởng rất lớn trong suy tư và hành động của Hồ
                      Chí Minh.
                            Tóm lại, trong hành trình tìm đường cứu nước của mình, ảnh hưởng của
                      khẩu hiệu “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” tác động rất nhiều đến Hồ Chí Minh. Khởi
                      nguyên của “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” trong tâm hồn Nguyễn Tất Thành là tình
                      cảm máu thịt tự thân khi Người bị hấp dẫn bởi một lý tưởng đẹp không có ở
                      nước mình; Là đau thương, trăn trở khi nhận ra hiện thực đằng sau khẩu hiệu ấy.
                      “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” - rất chính đáng nhưng đó chỉ là sự “tô hồng” bằng

                      “bút vẽ” thực dân, nó khiến cho Nguyễn Ái Quốc bật lên “khinh bỉ” khi nói đến
                      hai  chữ  văn  minh. Những nấc thang  của  cuộc hành trình  đã  nâng  bước chân
                      Người  lên  những  tầm  khám  phá  mới,  hiểu  được  sự  thật  đằng  sau  tấm  huân
                      chương mề đai của chủ nghĩa thực dân, để từ đó tìm ra con đường cứu nước
                      đúng đắn cho dân tộc./.




















                                                               322
   319   320   321   322   323   324   325   326   327   328   329