Page 325 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 325
TINH THẦN “TỰ HỌC” CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH - HỒ CHÍ MINH
TRONG HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
VÀ BÀI HỌC CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY
TS. NGUYỄN DIỆU LINH
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
ThS. NGUYỄN CÔNG TÂY
Chi nhánh Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
tại Thành phố Hồ Chí Minh
1. Nền tảng hình thành tinh thần “tự học” của Nguyễn Tất Thành - Hồ
Chí Minh trước khi ra đi tìm đường cứu nước
Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII tại
Mátxcơva vào tháng 8/1935, Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh đã khai: “Họ và
tên: Lin. Trình độ học vấn: Tự học”. Có thể nói, trải qua hành trình 30 năm bôn
ba tìm đường cứu nước, chúng ta thấy sáng ngời hình ảnh người thanh niên yêu
nước Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh luôn nỗ lực lấy tinh thần tự học, tự làm
là phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Tinh thần tự
học của Người đã được nâng tầm trở thành nguyên tắc, khoa học, triết lý nhân
văn sâu sắc. Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, hay xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc, những tư tưởng của Người luôn là kim chỉ nam mãi mãi soi đường
cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, mà đặc biệt là bài học về “lập thân,
lập nghiệp”. Thực ra, tinh thần “tự học” của Người trong hành trình tìm đường
cứu nước không đơn thuần chỉ xuất hiện sau ngày 5/6/1911 - tức là ngày Người
chính thức “xuất ngoại” mà được hun đúc, nung nấu, khởi sinh từ thời niên thiếu.
Truyền thống hiếu học của quê hương xứ Nghệ
Nguyễn Tất Thành sinh ra trên quê hương Nam Đàn, Nghệ An, mảnh đất
không chỉ sáng ngời truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường mà còn là
nơi có truyền thống hiếu học lâu đời. Chính những điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh
kinh tế - xã hội khó khăn, gian khổ của vùng đất miền Trung nắng gió - gần núi
giáp biển, đất đai sỏi sạn, cằn cỗi, lại không có mấy nơi bằng phẳng rộng rãi - đã
tôi luyện nên tính cách đặc trưng của người dân xứ Nghệ. GS.Vũ Ngọc Khánh
323