Page 345 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 345
thảo luận về số báo tiếp theo của báo Le Paria nhưng không ai chịu nhận việc
thanh toán về công tác vật chất của báo trước khi đưa bản thảo đến nhà in. Họ
1
quyết định chờ ông Nguyễn Ái Quốc trở về để giải quyết vấn đề nói trên” .
Báo Le Paria là cơ quan ngôn luận của một tổ chức “đối đầu” với chính
quyền Pháp. Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc phải sáng tạo nhiều hình thức để có thể
phát hành báo tới đông đảo nhân dân lao động ở Pháp và nhân dân các nước
thuộc địa. Tại Pháp, bên cạnh việc gửi báo đến những cửa hàng nhỏ nhờ bán
giúp và tặng ảnh cho bạn đọc nào vận động được người mua báo, Nguyễn Ái
2
Quốc còn “tìm ra một cách mà người Pari gọi là “lối D” : Phát báo tại các buổi
mit tinh và kêu gọi ủng hộ. Phương thức quảng bá này có một hiệu quả vô cùng
bất ngờ: Báo trực tiếp đến tay người lao động và Tòa soạn báo đã nhận được
nhiều sự ủng hộ về kinh tế và tinh thần để có động lực tiếp tục xuất bản báo:
“Nếu đem bán thì 100 tờ báo được 5 phơ-răng, nhưng “biếu không” thì có khi
được tới 10, 15 phơ-răng. Vì anh em công nhân có một, hai xu hoặc một, hai
3
phơ-răng đều cho cả” .
Với các nước thuộc địa, từ khi ra đời đến lúc đình bản, báo Le Paria luôn
chịu sự theo dõi, cấm đoán của các nhà cầm quyền, vì thế, để đưa báo tới các
nước thuộc địa, đòi hỏi phải có nhiều sáng kiến linh hoạt, ứng phó kịp thời với
mạng lưới kiểm soát thực dân, phải tổ chức rất tinh vi, chu đáo. Thời gian đầu,
tòa soạn sử dụng đường dây bưu điện thông thường để chuyển báo cho bạn đọc
ở các nước. Tuy nhiên, đến khi ảnh hưởng của tờ báo không ngừng được mở
rộng, thực dân Pháp bí mật kiểm duyệt thư tín, bưu phẩm từ Pháp gửi về nước
và tịch thu các ấn phẩm không có lợi cho chúng, trong đó có những “gói và thư
gửi cho báo Le Paria, xuất bản ở Pari cũng như những thư tín do báo này gửi về
4
Đông Dương” , thì Nguyễn Ái Quốc phải chủ động xây dựng đường dây bí mật
thông qua những thủy thủ yêu nước, có tâm huyết làm việc trên những tuyến
đường vận tải biển Pháp - Đông Dương. “Nhưng rồi bọn thực dân cũng dò ra.
Sau cùng, phải dùng đồng hồ có chuông mà gửi. Cách gửi như vậy đắt lắm,
5
nhưng báo đều đến được các thuộc địa” .
Báo Le Paria đã có tầm ảnh hưởng rộng lớn ở nhiều nước thuộc địa, nhận
được rất nhiều lời đồng tình, khen ngợi. Theo các báo cáo của mật thám Pháp,
Nguyễn Ái Quốc đã nhận được rất nhiều thư của độc giả ở khắp các quốc gia
trên thế giới gửi tiền biếu báo và đặt mua báo dài hạn. Có những độc giả ngay
__________
1. Báo cáo của mật thám Pháp theo dõi Nguyễn Ái Quốc, ngày 6/7/1923. Tài liệu lưu tại Bảo tàng
Hồ Chí Minh.
2. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Minh, Nxb. Sự thật, Hà Nội,
1986, tr. 41 (“D” là viết tắt của từ tiếng Pháp “débrouillard”, có nghĩa là tháo vát, khéo xoay xở).
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 169.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 127.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 169.
343