Page 349 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 349

Thưa Ngài Tổng thống của nền Cộng hòa.
                            Tôi rất vinh hạnh được cầu xin sự bao dung cao quý của Ngài cho tôi ân
                      huệ được theo các khóa học của Trường Thuộc địa với tư cách học viên nội trú.

                      Tôi hiện đang là nhân viên của Công ty Chargeurs Réunis, tàu Đô đốc Latouche
                      Tréville để tự nuôi sống bản thân. Tôi hoàn toàn không có nguồn thu nhập nào
                      khác và rất mong muốn được học tập. Tôi muốn trở thành người có ích cho nước
                      Pháp trong những gì có liên quan đến những đồng bào của tôi và đồng thời có
                      thể giúp họ tranh thủ được những lợi ích của giáo dục. Tôi đến từ tỉnh Nghệ An,
                      xứ An Nam.
                            Trong khi chờ đợi hồi âm của Ngài mà tôi hi vọng sẽ là có thể được chấp
                      thuận, xin Ngài Tổng thống chấp nhận trước hết lòng biết ơn chân thành của tôi”.
                            Các thế lực thù địch đã căn cứ vào nội dung lá thư Nguyễn Tất Thành xin
                      vào học ở Trường Thuộc địa để xuyên tạc mục đích xuất dương của người thanh
                      niên trẻ. Chúng lập luận rằng Nguyễn Tất Thành ra đi từ cảng Sài Gòn là để tìm
                      con đường phát triển bản thân, hoặc là để mưu sinh trong bối cảnh đất nước cuối

                      thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX được miêu tả như một bức tranh tối đen phủ đầy máu
                      của những người Việt Nam yêu nước bị khủng bố, đàn áp mà cuối cùng sau bao
                      nỗ lực tìm kiếm con đường cứu nước của các bậc tiền bối đều đi đến thất bại.
                      Năm 1983, lần đầu tiên, tư liệu này được giới thiệu qua hệ thống đài phát thanh
                      và truyền hình nước Pháp do H. de Turenne thực hiện nhân kỷ niệm lần thứ 30
                      ngày ký Hiệp định Genève. Tiếp đó, tư liệu này lại được đề cập đến trong cuộc
                      Hội thảo quốc tế tại Paris ngày 25/5/1983 với chủ đề: “Mác - Các chủ nghĩa
                      Mác” (Marx - Marismes), theo đề tài: “Chủ nghĩa cộng sản quốc gia - Sự vây
                      hãm  chủ  nghĩa  Mác  bởi  tư  tưởng  quốc  gia  ở  Việt  Nam”  (Le  Communisme
                      nationaliste  -  Investissement  du  marxisme  par  la  pensée  nationaliste  au  Viet

                      Nam). Không lâu sau đó, Nguyễn Thế Anh (nguyên là Khoa trưởng Trường Đại
                      học Văn khoa Sài Gòn thời Mỹ ngụy, hiện ở Pháp) và Vũ Ngự Chiêu (nguyên là
                      sĩ quan ngụy, hiện ở Canada) đã công bố toàn văn lá thư với dụng ý xuyên tạc
                      trắng trợn. Các thế lực thù địch cố tình bóp méo lịch sử, khẳng định rằng lúc đầu
                      Nguyễn Tất Thành có ý định xin vào học trường Thuộc địa để sau này ra làm
                      việc cho Pháp, nhưng chỉ vì không được nhận nên mới phải đi theo con đường
                                     1
                      cách mạng(?) . Để phục vụ cho dụng ý đó, họ đã cho xuất bản quyển sách với
                      tựa đề “Une autre école pour le jeune Nguyen Tat Thanh” - dịch ra tiếng Việt
                      “Một ngôi trường khác cho Nguyễn Tất Thành” in bằng 3 thứ tiếng Việt - Anh -
                      Pháp phát hành rộng rãi tại các nước Âu Mỹ nơi có đông người Việt cư trú.
                            Để góp phần làm rõ mục đích của Nguyễn Tất Thành qua nội dung lá thư
                      trên, đồng thời phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch về việc


                      __________
                            1. Đinh Xuân Lâm, Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc
                      gia, Hà Nội, 2008, tr. 271-272.


                                                               347
   344   345   346   347   348   349   350   351   352   353   354