Page 369 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 369
một tràng pháo tay. Bằng tiếng Pháp xuất sắc…, ông tố cáo những hành vi sai
trái, hành động đàn áp và sự tùy tiện đối với hai mươi triệu người An Nam phải
1
chịu đựng, với thuốc phiện và rượu, bị bóc lột và truy bức” .
Tờ Le Gaulois (Người Gôloa), ngày 27/12/1920 đưa tin: “Cuối cùng, một
đại biểu phá vỡ đơn điệu, một thanh niên xứ Đông Dương, người An Nam, người
đã phơi bày nỗi bất bình của các nhà xã hội đồng nghiệp của ông từ Đông Dương.
Chúng tôi bị áp bức và bóc lột, ông nói, giữa sự chú ý chung, chúng ta đang bị u
mê bởi thuốc phiện, bị đầu độc bởi rượu, hơn nữa, chúng tôi phải trải qua những
tội ác tồi tệ nhất của bọn cướp tư bản, những nhà tù Đông Dương đang chật ních
và chúng tôi bị đàn áp mà không bị phán xét, bởi vì chúng tôi không có bảo lãnh
tư pháp. Chúng tôi hy sinh hàng ngàn người đàn ông để bảo vệ lợi ích không phải
của chúng tôi, vậy mà họ nói rằng chúng tôi được sự bảo vệ của Pháp. Do vậy, để
rũ bỏ ách thống trị của Pháp, chúng tôi ủng hộ Quốc tế thứ ba. Cử tọa hoan
nghênh nhiệt tình những lời phát biểu đó; thành công lớn trong ngày dành cho đại
2
biểu An Nam nhỏ bé” . Còn trên tờ La Lanterne (Đèn lồng), số ra cùng ngày đánh
giá: “Cuối cùng chúng tôi cũng hiểu để kết thúc cuộc tranh luận bất tận này, một
người An Nam có phần làm cho các nghị sĩ bẽ bàng, điều này mang đến sự tán
3
dương nhiệt thành của nghị sĩ Vaillant-Couturier” .
Cũng cần nhấn mạnh, thời điểm này, mặc dù đã lựa chọn con đường cách
mạng vô sản, nhưng có thể nói những luận điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin chưa
phải là đã thực sự thấm nhuần trong nhận thức của Nguyễn Ái Quốc. Sự lựa
chọn con đường cách mạng vô sản, như Nguyễn Ái Quốc đã nói, là bởi vì “Quốc
tế III rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa”. Trần Dân Tiên, trong Những
mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch cho chúng ta thêm một góc nhìn
đồng thuận về điều này: “Lúc bấy giờ, những người Xã hội Pháp, già trẻ, gái trai
đều đang thảo luận vấn đề nên ở lại trong Đệ nhị Quốc tế, hay là theo Đệ tam
Quốc tế, hay là tổ chức một quốc tế Đệ nhị rưỡi.
Người ta thảo luận rất sôi nổi. Chiều nào cũng thảo luận. Người ta thảo
luận trước buổi họp, trong buổi họp và sau buổi họp. Thật là những cuộc thảo
luận không ngừng, đôi khi rất kịch liệt…
Ông Nguyễn lắng nghe nhưng không hiểu rõ lắm, vì người ta thường nhắc
đi nhắc lại những tiếng, những câu: Chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản, bóc lột,
chủ nghĩa xã hội, cách mạng không tưởng, khoa học, Ximông, Phuriê, Mác, chủ
nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa cải lương, sản xuất, luận đề, phản luận đề… giải
phóng… chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cộng sản, khách quan, chủ quan v.v…
Ngoài những ý kiến trên, còn có những lời giải thích và những lời tranh
__________
1. Alain Ruscio, Ho Chi Minh - Écrits et combats, Sđd, tr. 68-69.
3. Alain Ruscio, Ho Chi Minh - Écrits et combats, Sđd, tr. 69.
367