Page 394 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 394

HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH

                             VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG

                                  TIẾN TRÌNH CẦM QUYỀN, LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG


                                                               ThS. ĐÀO DUY TÙNG

                                                            Học viện Chính trị khu vực II


                            Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt
                      xuất của Việt Nam, luôn là biểu tượng ngời sáng về đạo đức cách mạng, tấm
                      gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân

                      tộc, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Sinh ra và lớn lên
                      trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, Hồ Chí Minh
                      sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc
                      cho đồng bào. Với ý chí và quyết tâm đó, ngày 5/6/1911, Người đã rời Tổ quốc
                      đi sang phương Tây mở đầu hành trình 30 năm tìm đường cứu nước, giải phóng
                      cho dân tộc. Hành trình tìm đường cứu nước của Người không chỉ đem lại độc
                      lập, thống nhất cho dân tộc; tự do, hạnh phúc cho đồng bào mà còn có ý nghĩa

                      thời sự đối với vấn đề cầm quyền, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
                            Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890, trong một gia đình nhà Nho
                      yêu nước, gốc nông dân tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay
                      thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là Nguyễn Sinh
                      Sắc, thân mẫu là Hoàng Thị Loan. Người sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn
                      lịch sử đầy biến động của đất nước.

                            Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Năm 1884, với Hiệp ước
                      Patơnốt giữa Chính phủ Pháp và Vương triều Nguyễn, thực dân Pháp đã thiết
                      lập được sự thống trị tại Việt Nam. Từ đây, xã hội Việt Nam trở thành một nước
                      thuộc địa nửa phong kiến. Nhân dân Việt Nam bị đàn áp, bóc lột, cuộc sống vô
                      cùng khổ cực. Yêu cầu hàng đầu, cấp thiết đặt ra cho dân tộc Việt Nam là giành
                      lại độc lập, tự do cho dân tộc.
                            Phát huy truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của “con Lạc, cháu

                      Hồng”, từ khi thực dân Pháp xâm  lược nước ta,  cả dân tộc đã anh dũng, bất
                      khuất đứng lên “quyết đánh cả triều lẫn Tây”. Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
                      XX,  từ  Nam  chí  Bắc  đã  nổi  lên  những  gương  mặt  và  phong  trào  tiêu  biểu:


                                                               392
   389   390   391   392   393   394   395   396   397   398   399