Page 393 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 393

Nguyễn Ái Quốc kết thúc lời phát biểu của mình với lời kêu gọi: “Nhân
                      danh nhân loại, nhân danh tất cả những người xã hội chủ nghĩa, tả cũng như hữu,
                      tôi kêu gọi tất cả các quý vị, các đồng chí, hãy cứu chúng tôi với!”

                            Một lần nữa, Jean Longuet lên tiếng, rằng ông ta đã đưa vấn đề người bản
                      xứ ra thảo luận tại Quốc hội Pháp rồi. Paul Vaillant Couturier liền nói gay gắt,
                      rằng cái mà đảng cần làm là hành động cụ thể vì dân bản xứ, chứ không phải là
                      những lời nói suông ở nghị trường.
                            Ngày 27/12/1920, Marcel Cachin đưa vấn đề ủng hộ và gia nhập Quốc tế
                      thứ III (Quốc tế Cộng sản) để đại hội thảo luận biểu quyết. Nguyễn Ái Quốc lại
                      phát biểu, ủng hộ Quốc tế thứ ba. Để đi tới quyết định cuối cùng, đại hội quyết
                      định biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín. Việc này diễn ra vào sáng ngày
                      29/12/1920. Kết quả là hơn 70% đại biểu ủng hộ đề nghị của Marcel Cachin về
                      việc Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế thứ III. Nguyễn Ái Quốc là một trong
                      số những người đó.
                            Thiểu số những người cánh hữu lập tức bỏ đại hội ra về. Ngay sau đó, đa số

                      cánh tả của Đảng Xã hội Pháp đã quyết định thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
                      Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và là một trong
                                                                             1
                      những thành viên sáng lập của Đảng Cộng sản Pháp .
                            Con đường đi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, trở thành một đảng viên, một
                      lãnh tụ của phong trào yêu nước và các mạng Việt Nam và của phong trào cộng
                      sản và công nhân quốc tế của Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc trong khoảng
                      thời gian từ cuối năm 1917 đến cuối năm 1920 là một hành trình phức tạp, đầy
                      thú vị. Việc bỏ phiếu ủng hộ Quốc tế thứ III, tham gia thành lập Đảng Cộng sản
                      Pháp là dấu mốc quan trọng, chính thức kết thúc hành trình Người đi từ chủ
                      nghĩa yêu nước chân chính, trải qua lập trường dân chủ tư sản cấp tiến, tới lập

                      trường xã hội chủ nghĩa cánh tả và tiến tới lập trường cộng sản chủ nghĩa. Đó là
                      quá trình mà hoạt động thực tiễn tích cực kết hợp nhuần nhuyễn với hoạt động
                      lý luận, là quá trình “tiệm ngộ” kết hợp với “đốn ngộ” của Nguyễn Ái Quốc,
                      theo nguyên tắc của “dĩ bất biến ứng vạn biến”, trong đó cái “bất biến” là mục
                      tiêu cứu nước, giải phóng dân tộc, còn “vạn biến” là sự thay đổi không ngừng
                      của hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận, phù hợp với các điều kiện lịch sử
                      cụ thể.












                      __________
                            1. Duiker, William J.:Ho Chi Minh - A Life, Sđd, tr. 70-73.


                                                               391
   388   389   390   391   392   393   394   395   396   397   398