Page 410 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 410
Thứ năm, Hồ Chí Minh rất sáng tạo trong việc thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam và thiết lập quan hệ quốc tế của Đảng.
Muốn có phong trào cách mạng thì trước hết phải có một đảng cách mạng.
Vì thế, việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam là yêu cầu khách quan nhưng
lúc này cần phải giải đáp câu hỏi: Có thể “áp dụng” quan điểm của Lênin về quy
luật ra đời của đảng cộng sản ở các nước Tây Âu vào Việt Nam hay không? Bản
lĩnh của Nguyễn Ái Quốc thể hiện khi Người đưa ra một quy luật đặc thù: Phong
trào yêu nước là nhân tố thứ 3 dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
và cần phải truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ vào phong trào công
nhân mà cả phong trào yêu nước. Trở về Quảng Châu vào năm 1925 để chuẩn bị
thành lập Đảng nhưng Nguyễn Ái Quốc tuyệt đối không nôn nóng; Người quyết
định chỉ thành lập một tổ chức mang tính quá độ là Hội Việt Nam Cách mạng
thanh niên để thúc đẩy các điều kiện thành lập Đảng mau chóng chín muồi. Đầu
năm 1930, khi ở Việt Nam ra đời 3 tổ chức cộng sản, với tư cách là phái viên
của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động tiến hành triệu tập hội nghị
hợp nhất các đảng cộng sản tại Hương Cảng - Trung Quốc. Người đã đưa ra một
1
số quyết định “không theo đúng tinh thần chỉ đạo từ xa của Quốc tế Cộng sản”
nhưng lại hoàn toàn phù hợp với tình hình cách mạng Việt Nam: Thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam chứ không phải là Đảng Cộng sản Đông Dương; tiến
hành hợp nhất trọn vẹn các tổ chức cộng sản chứ không trải qua quá trình “thanh
lọc” như yêu cầu của Quốc tế Cộng sản; khẳng địnhcơ sở xã hội rộng rãi của
Đảng chứ không bó hẹp trong giai cấp công nhân… Lịch sử đã chứng minh tính
đúng đắn trong quan điểm của Người.
Đối với một đảng cộng sản ra đời ở một nước phương Đông cách biệt như
Việt Nam, việc xây dựng đường lối đối ngoại và xử lý các quan hệ quốc tế là điều
không đơn giản. Nguyễn Ái Quốc đã nhận về mình sứ mệnh nặng nề đó. Với
quan điểm cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới, Người đã xây
dựng chiến lược đoàn kết quốc tế rộng rãi để phá đi thế đơn độc của cách mạng
Việt Nam. Không chỉ là đường lối, Người còn tạo dựng sự liên kết giữa Đảng
Cộng sản Việt Nam với Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản. Nhờ đó,
tháng 4/1931, Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản
Đông Dương là chi bộ độc lập trực thuộc. Các quan hệ quốc tế do Nguyễn Ái
Quốc tạo dựng đã góp phần nâng cao sức mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ sáu: Hồ Chí Minh không sao chép mà vận dụng, phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lênin.
Tìm thấy chân lý đã khó nhưng thực hành chân lý còn khó hơn gấp bội.
__________
1. Mạch Quang Thắng, Hồ Chí Minh, con người của sự sống, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2010, tr. 131,
408