Page 408 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 408

giải phóng cho số đông, mang lại lợi ích cho số đông thì đó là con đường đúng
                      đắn. Vì thế, khi khảo cứu các cuộc cách mạng tư sản, Người đi đến kết luận:

                      “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách
                      mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước
                                                                          1
                      lục công nông, ngoài thì nó áp bước thuộc địa” . Cho dù cách mạng tư sản đã
                      xây dựng lên một xã hội tiến bộ hơn xã hội phong kiến nhưng sự áp bức giai
                      cấp vẫn chưa được xóa bỏ mà chỉ được thay thế từ hình thức này sang hình
                      thức khác. Kết cục, nhân dân lao động vẫn phải chịu khổ đau, bất công. Với
                      đặc tính không triệt để, cách mạng tư sản không thể mang lại độc lập và hạnh
                      phúc thực sự cho nhân dân Việt Nam.

                            Khi sự tìm kiếm câu trả lời về con đường giải phóng dân tộc đang ngày
                      càng thúc bách thì vào tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc bắt gặp Sơ thảo lần thứ
                      nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Cái tên liên
                      quan đến vấn đề thuộc địa ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của Người. Bản Luận
                      cương Lênin đã đem lại cho Nguyễn Ái Quốc một định hướng chính trị rõ ràng
                      khi đề cập đến một loạt vấn đề mà Người đang khao khát, trăn trở như quyền
                      bình đẳng giữa các dân tộc, sự ủng hộ của Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng
                      thuộc địa, sự gắn kết giữa cách  mạng vô sản và  cách  mạng  thuộc  địa... Như
                      người đang khát mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn, Người sung sướng
                      khẳng định: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng
                      ta,  đây  là  con  đường  giải  phóng  chúng  ta”.  Như  vậy,  sau  10  năm  hoạt  động
                      không mệt mỏi, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra lời giải về con đường cứu nước: Con

                      đường cách mạng vô sản. Sự thông suốt về nhận thức sẽ dẫn đến sự kiên quyết
                      về hành động nên tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái
                      Quốc đã cùng với các đồng chí khác biểu quyết thành lập Phân bộ Pháp của
                      Quốc tế Cộng sản. Đây là bước ngoặt lớn trong hành trình tìm đường cứu nước
                      của Nguyễn Ái Quốc: Từ một người yêu nước trở thành người cộng sản đầu tiên
                      của dân tộc Việt Nam và là người đồng sáng lập ra chính đảng cách mạng của
                      giai cấp công nhân Pháp. Từ nay, dưới sự dẫn dắt của Người, cách mạng Việt
                      Nam sẽ đi vào quỹ đạo của cách mạng vô sản.
                            Vào  thời  điểm  ấy,  ở  Pa  ri  có  nhiều  tên  tuổi  lẫy  lừng  như  Phan  Chu
                      Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh...  nhưng

                      chỉ Nguyễn Ái Quốc bắt gặp ánh sáng thời đại. Thành công của Người đã
                      chấm dứt sự khủng hoảng về con đường cứu nước kéo dài trên nửa thế kỷ
                      của  dân  tộc  Việt  Nam  và  mở  ra  một  giai  đoạn  mới  trong  phong  trào  giải
                      phóng dân tộc trên thế giới.

                            Thứ tư, Hồ Chí Minh kiên trì đấu tranh với các đảng Cộng sản Tây Âu và
                      Quốc tế Cộng sản về vấn đề thuộc địa.
                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 296.


                                                               406
   403   404   405   406   407   408   409   410   411   412   413