Page 409 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 409
Từ thân phận nô lệ của dân tộc mình, Nguyễn Ái Quốc luôn cánh cánh về
số phận của các dân tộc thuộc địa. Căm phẫn chế độ thuộc địa đầy bất công,
Người từng thống kê: Diện tích thuộc địa của nước Anh lớn gấp 252 diện tích
nước Anh, diện tích thuộc địa của nước Pháp lớn gấp 19 lần lãnh thổ của nước
1
Pháp . Điều đó có nghĩa là: Rất nhiều dân tộc phải chịu cảnh nô lệ ngay trên quê
hương xứ sở của mình và giải phóng các dân tộc thuộc địa là vấn đề mang tính
thời đại. Trong các buổi họp, Nguyễn Ái Quốc luôn nói về tình cảnh đau thương
ở các thuộc địa và phê phán tình trạng thờ ơ, kém hiểu biết của giai cấp vô sản
chính quốc đối với vấn đề thuộc địa. Là đại biểu duy nhất của Đông Dương
tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc kêu gọi:
“Nhân danh toàn thể loài người, nhân danh tất cả các đảng viên xã hội, cả phái
2
tả lẫn phái hữu, chúng tôi kêu gọi: Các đồng chí, hãy cứu chúng tôi” . Người
còn nói rõ, sự giúp đỡ phải thể hiện qua hành động cụ thể, thiết thực chứ không
chỉ là lời nói hay sự cảm thông chung chung. Khi đã trở thành đảng viên của
Đảng Cộng sản Pháp, Người trực tiếp đến nhiều chi bộ để chất vấn: “Nếu các
đồng chí không lên án chủ nghĩa thực dân, nếu đồng chí không bênh vực các dân
3
tộc thuộc địa thì đồng chí làm cái cách mạng gì” . Quyết liệt đến mức, tại Đại
hội V của Quốc tế Cộng sản (năm 1924), Nguyễn Ái Quốc có 3 lần phát biểu thì
cả 3 lần đều nói về thuộc địa và trách nhiệm của các Đảng Cộng sản trong việc
giúp đỡ cách mạng thuộc địa. Người thẳng thắn tuyên bố: “Là một đảng viên
Đảng Cộng sản Pháp, tôi lấy làm tiếc phải nói rằng Đảng Cộng sản Pháp chúng
4
tôi làm rất và rất ít cho các nước thuộc địa” . Người quả quyết khẳng định: Khi
thuộc địa là nguồn sống của chủ nghĩa đế quốc, khi cách mạng thuộc địa là một
“cái cánh của cách mạng vô sản”, khi chủ nghĩa đế quốc là “một con đỉa có hai
cái vòi”, nếu các Đảng Cộng sản không giúp đỡ cách mạng thuộc địa thì chỉ là
“muốn đánh chết rắn đằng đuôi”.
Đối với con người bình thường, có chính kiến và dám đấu tranh để bảo vệ
chính kiến của mình đã là bản lĩnh thì việc một thanh niên đến từ một nước
thuộc địa, mới tham gia vào hoạt động chính trị chưa lâu mà dám công khai
phản biện, phê phán tổ chức của mình, thậm chí là cấp trên của mình trên những
diễn đàn lớn thì quả thật là những chuyện “động trời”. Bằng việc nhìn thẳng vào
khuyết điểm của tổ chức, thực hành chất vấn, phê bình, tự phê bình nghiêm túc
trong Đảng để tìm ra chân lý và thực hành chân lý, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện
bản lĩnh của một người cộng sản chân chính.
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 299.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 35.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 585.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 300.
407