Page 411 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 411
Thấu hiểu đặc tính “mở” và nguyên tắc thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin,
Nguyễn Ái Quốc hiểu rằng: Nếu biến lý luận Mác - Lênin thành kinh thánh và
công thức sáo mòn tức là đã gạt bỏ nó ra khỏi cuộc sống. Vì thế, sự trung thành
nhất thiết phải đi liền với sự sáng tạo và tinh thần phản biện. Với quan điểm đó,
từ năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Mác đã xây dựng học thuyết của mình
trên một triết lý nhất định của lịch sử nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà
1
châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại” . Do đó, phải bổ sung, củng
cố chủ nghĩa Mác bằng các dữ liệu của lịch sử phương Đông.
“Nói đi đôi với làm”, cương lĩnh giải phóng dân tộc do Nguyễn Ái Quốc
soạn thảo đã có nhiều điểm trái ngược so với quan điểm chỉ đạo của Quốc tế
Cộng sản. Nếu Quốc tế Cộng sản đề cao cuộc đấu tranh giai cấp thì Nguyễn Ái
Quốc khẳng định chống đế quốc là nhiệm vụ hàng đầu bởi chủ nghĩa dân tộc là
động lực lớn của đất nước và cuộc đấu tranh giai cấp ở đây không gay gắt như ở
phương Tây. Nếu Quốc tế Cộng sản coi lực lượng cách mạng chỉ là công - nông
- binh thì Hồ Chí Minh cho rằng “dân tộc cách mệnh thì chưa phân chia giai cấp,
2
nghĩ là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền” . Nếu Quốc
tế Cộng sản cho rằng cách mạng chính quốc phải thành công trước rồi mới giải
phóng cho các dân tộc thuộc địa thì Nguyễn Ái Quốc khẳng định cách mạng
thuộc địa có thể thành công trước và “trong khi thủ tiêu một trong những điều
kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những
3
người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn” ...
Phải đặt “các nghịch lý táo bạo” mà Nguyễn Ái Quốc đưa ra vào bối cảnh Quốc
tế Cộng sản đang rơi vào khuynh hướng “tả” và sự thanh trừng nội bộ đang diễn
ra trong Đảng Cộng sản (Bônsêvich) Liên Xô thì mới phần nào hình dung được
sự dũng cảm của Người. Không phải Nguyễn Ái Quốc không lường trước những
hệ lụy của những quan điểm “trái chiều” nhưng sự sống còn của cách mạng Việt
Nam và trách nhiệm đi tìm chân lý của người cộng sản chân chính đã thôi thúc
Người mạnh dạn đưa ra các quan điểm mới. Thực tế đã chứng minh: Sự sáng tạo
của Hồ Chí Minh không chỉ làm cho học thuyết Mác - Lênin thích ứng trong
một không gian mới mà còn giúp cách mạng Việt Nam thoát khỏi căn bệnh giáo
điều, “tả khuynh” vốn rất nguy hiểm. Cái mới luôn xuất hiện trong trạng thái
đơn độc nên sự sáng tạo chỉ có ở những con người đầy bản lĩnh.
Thứ bảy, Hồ Chí Minh đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để tích
cực hoạt động cách mạng và thực hiện bằng được lý tưởng của mình.
Dấn thân vào con đường cách mạng ở nơi “đất khách, quê người”, Nguyễn
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 509-510.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 278.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 48.
409