Page 416 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 416
của nhân loại. Tiến sĩ Hán học Huỳnh Thúc Kháng nhận định: “Về bằng cấp
thì ông Hồ không tiến sĩ, Phó bảng gì cả. Nhưng nói về tri thức và sự nghiệp
cách mạng thì chắc chắn lớp chúng ta cũng như lớp trước chúng ta, không ai bì
kịp. Sự hiểu biết của ông Hồ rất xa, rất rộng, chẳng những việc trong nước và
cả việc thế giới nữa kia. Nước này tương lai sẽ về đâu? Nước kia rồi đây sẽ
1
thay đổi như thế nào? Ông nói rất rành rọt, mạch lạc, nghe không chán!” .
Tướng P.Valuy (Pháp) nhận xét: “Người tỏ ra có quyền lãnh đạo đối với mọi
người bằng tấm lòng nhân hậu, chí công vô tư, bằng tuổi tác, bằng trí thông
minh và trình độ học thức, nói chung bằng tất cả vốn văn hóa cách mạng đã
tích tụ được ở Pháp, ở Nga và có thể ở nhiều nơi khác. Đó là một nhân vật
trung tâm điều hành công việc… hoàn toàn xả thân vì nhiệm vụ, không chút lợi
riêng tư. Trong ánh mắt những người xung quanh và người đối thoại, Hồ Chí
2
Minh là một người vô cùng đức độ” . Tại Hội thảo Quốc tế nhân kỷ niệm lần
thứ 100 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức tại Hà Nội, nhà nghiên
cứu Vasiliep bày tỏ sự ngưỡng mộ: “Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX
có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn
3
và sự thông minh trong cuộc đời” .
Không thể có Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà
văn hóa kiệt xuất Việt Nam, nếu 110 năm trước, Nguyễn Tất Thành cũng nhận
thức và hành xử như phần lớn thanh niên Việt Nam đương thời - thờ ơ trước vận
mệnh của dân tộc, lo thụ hưởng cho bản thân hay co mình lại trong cái tôi nhỏ
bé với những “Giấc mơ con đè nát cuộc đời con”. Hai trở ngại lớn nhất trong
chuyến hành trình “tìm hình của nước” mà anhThành phải vượt qua là kinh phí
và ngôn ngữ giao tiếp. Tự lao động và tự học là cách thức khắc phục khó khăn
của Anh. Chính sức mạnh của lòng yêu nước mà gia đình, quê hương, dân tộc đã
hun đúc giúp anh có ý chí, nghị lực vượt khó, không đầu hàng trước hoàn cảnh.
“Sự kiện Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh ra nước ngoài vào ngày 5/6/1911
chính là chịu ảnh hưởng và sự thôi thúc của truyền thống đấu tranh vì độc lập
4
dân tộc và tình yêu quê hương đất nước” .
Yêu nước, thương dân mà dấn thân làm cách mạng. Nhưng để cách mạng
thành công thì người cách mạng phải có học thức. Bởi người dẫn đường, lãnh
__________
1. Charles Fourniau, Ho Chi Minh - notre camarade, Nxb. Sociales, Paris, 1970, tr. 203.
2. Ban Tuyên giáo Trung ương, Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức
trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2009, tr. 265.
3. Vasiliep, Về cách mạng Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb. Ủy ban Khoa học Xã hội,
Hà Nội, 1990.
4. Nguyễn Văn Đạo, Sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh từ 1890 đến 1930, Nxb. Văn hóa
Thông tin, Hà Nội, 2011, tr. 45.
414