Page 419 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 419
Morít Tôrê (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp), nhà nghệ sĩ da đen người Mỹ
1
Pôn Rốpsơn và nay có đồng chí Hồ Chí Minh nữa là người thứ ba” .
Ngoài tư chất thông minh, để làm chủ nhiều ngoại ngữ Hồ Chí Minh phải
trải qua quá trình khổ luyện. Nói chuyện cùng các bạn trẻ, Người chia sẻ: “Các
cô, các chú bây giờ đi học có trường, có bàn ghế, có thầy cô, bạn bè, sách vở,
giấy bút, có giờ giấc đoàng hoàng. Tối đến có đèn điện, thế mà học một năm
không lên được một lớp là không đúng. Ngày xưa, lúc Bác đang tuổi các cô, các
chú thì tất cả bàn ghế, thầy, bạn, sách vở, giấy bút chỉ có trong bàn tay này thôi”.
Bác giơ bàn tay trái lên nói tiếp: “Hồi ấy Bác làm bồi tàu, làm người quét tuyết
ở Anh rồi đi làm phụ bếp. Làm việc từ sáng đến tối, suốt ngày không được cầm
đến tờ báo mà xem. Đến đêm mới hết việc, mới được đọc sách, đọc báo. Ban
ngày muốn học chỉ có một cách là viết chữ lên mảnh da tay này. Cứ mỗi buổi
sáng viết mấy chữ rồi đi cọ sàn tàu, cọ thùng, đánh nồi, rửa bát, thái thịt, băm
rau, vừa làm vừa nhìn vào da bàn tay mà học. Hết ngày, người thì mồ hôi đầm
đìa, chữ cũng mờ đi, cuối buổi đi tắm mới xoá được chữ ấy đi. Coi như đã thuộc.
2
Sáng mai lại ghi chữ mới” .
Với Hồ Chí Minh, học là để phục vụ, để cống hiến. Đó mới là mục đích
chính yếu của sự học. Tháng 9/1949 khi đến thăm Trường Nguyễn Ái Quốc
Trung ương, Người đã lưu lại lời căn dặn chân tình đối với cán bộ, đảng viên về
mục đích của sự học. “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng
3
sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại” . Người khuyên cán bộ,
đảng viên, muốn làm tròn vai trò công bộc của dân thì phải xây dựng tinh thần
cầu tiến, ra sức học tập. Ngoài học văn hóa, kỹ thuật, nghiệp vụ, chính trị còn
phải học thêm ngoại ngữ. Hơn thế, ngoại ngữ là một trong mười môn thi để
tuyển dụng công chức mà Bộ Nội vụ quy định áp dụng từ ngày 1/6/1950 trên cơ
sở Sắc lệnh số 76/SL về “Quy chế công chức Việt Nam” do Chủ tịch Hồ Chí
Minh ký ngày 20/5/1950.
4
Hồ Chí Minh cho rằng “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời” bởi
hiểu biết cá nhân là hữu hạn trong cái vô hạn của kho tàng tri thức nhân loại. Do
vậy, không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. “Kiêu ngạo, tự phụ,
5
tự mãn là kẻ thù số một của học tập” . Để giải quyết mâu thuẫn giữa “Tình hình
thế giới và trong nước luôn luôn biến đổi, công việc của chúng ta nhiều và mới,
kỹ thuật của thế giới ngày càng tiến bộ, nhưng sự hiểu biết của chúng ta có
__________
1 . Lê Thị Thanh Loan, Tấm gương học ngoại ngữ của Bác Hồ, theo website
www.ditichhochiminhphuchutich.gov.vn, ngày 22/5/2020.
2. Những câu chuyện kể về Bác Hồ, kỳ 4, theo website www. quangnam.gov.vn, ngày 26/3/2012.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 6, tr. 208.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 377.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 11, tr. 98.
417