Page 413 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 413
nào trong hai ta, người vu khống hay người bị vu khống, xứng đáng với danh
hiệu thằng khốn nạn?… Tôi buộc phải nói với ông, không chút thù hằn và sợ hãi,
mà thẳng thắn và mặt đối mặt, rằng ông đã nói láo, rằng ông là một thằng nói
1
láo” . Dám đối đầu với bộ máy chính quyền thực dân mà vẫn bảo toàn được
sinh mệnh của mình thì không phải ai cũng làm được.
Có thời điểm cùng lúc Người phải gánh chịu cả sựhiểu lầm của tổ chức và
âm mưu thủ tiêu của lực lượng đế quốc. Do ít có điều kiện hiểu rõ tình hình ở
Đông Dương, các quan điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc đã không được
Quốc tế Cộng sản chấp nhận. Theo sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, hội nghị
Trung ương lần 1 (tháng 10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết
2
định “thủ tiêu chính cương sách lược và điều lệ cũ của Đảng” do Nguyễn Ái
Quốc soạn thảo vì cho rằng các văn kiện ấy đã mắc sai lầm nguy hiểm của chủ
nghĩa dân tộc. Trong lúc đó, kẻ thù đế quốc không ngừng săn đuổi Người. Nếu
năm 1929, tòa án Vinh (Nghệ An) đã dành cho Người án tử hình vắng mặt thì
ngày 6/6/1931, Người bị bắt tại Hồng Kông và bị giam giữ tại nhà tù Vichtoria.
Sự cương nghị, thông minh toát lên từ Nguyễn Ái Quốc đã làm luật sư Ph. H.
Lôdơby có thiện cảm và luật sư đã tìm mọi cách để buộc chính quyền Hồng
Kông trao trả tự do cho Nguyễn Ái Quốc. Cùng với những quan điểm “trái
chiều”, việc Nguyễn Ái Quốc được một luật sư người Anh giúp đỡ thoát khỏi
nhà tù đế quốc đã làm gia tăng sự nghi ngờ của Quốc tế cộng sản. Tình hình
căng thẳng đến mức, Quốc tế Cộng sản đã lập Ban thẩm tra vụ việc Nguyễn Ái
Quốc. Ban thẩm tra kết luận: Dù không tìm ra chứng cứ nghi ngờ nào về sự
trung thành nhưng Nguyễn Ái Quốc đã mắc một số sai lầm nghiêm trọng trong
3
hoạt động bí mật . Suốt giai đoạn 1934-1938, Nguyễn Ái Quốc liên tiếp bị cử đi
học với lý do Người “chưa được đào tạo cơ bản”, “trình độ lý luận yếu”. Điều
đó có nghĩa là trong thời gian dài, Người không được hoạt động. Tình trạng
“đau buồn” đó chỉ chấm dứt sau khi Người viết thư đề nghị tổ chức “đừng để tôi
sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động và giống như là sống ở bên cạnh,
4
ở bên ngoài của Đảng” . Đến ngày 29/9/1938, Nguyễn Ái Quốc mới rời khỏi
biên chế của Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa và nhanh chóng
lên đường về Trung Quốc để tìm đường trở về Tổ quốc. Điều đáng nói là, dù rất
khổ tâm khi bị đồng chí hiểu lầm, Nguyễn Ái Quốc không bao giờ lay chuyển
mục tiêu đã chọn, vẫn tuyệt đối trung thành với tổ chức và kiên trì chờ đợi cơ
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 23.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002,
t. 2, tr. 112.
3. Bá Ngọc, Ban thẩm tra vụ việc Nguyên Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản, tạp chí Xưa và nay, số
438, tháng 10/2013, tr. 6.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 117.
411