Page 417 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 417
đạo mà thiếu hiểu biết, hạn chế về tầm nhìn, hoạch định đường lối chính trị sai
lầm hay ban hành một quyết sách không phù hợp thì hệ quả là khôn lường. Vì
cái giá phải trả là xương, máu của quần chúng, là sự sụp đổ của một chế độ xã
hội. Do vậy, vũ đài chính trị không phải là “sân chơi” của những kẻ dốt nát.
1
Lênin dạy: “Một người không biết chữ là người đứng ngoài chính trị” . Quán
triệt lời giáo huấn trên, Hồ Chí Minh không ngừng nỗ lực học tập, phấn đấu
vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại. Nhận thức được tầm quan trọng
của ngoại ngữ trong giao tiếp và hoạt động cách mạng, là chìa khóa để mở cánh
cửa kho tàng tri thức nhân loại nên Người ra sức học ngoại ngữ. Qua nghiên cứu,
các học giả trong và ngoài nước đều khẳng định Hồ Chí Minh sử dụng thông
thạo nhiều ngoại ngữ.
Wilfred Burchett - nhà báo Pháp cho biết Hồ Chí Minh “không những biết
sử dụng nhiều thứ tiếng Âu, Á đồng thời còn rất hiểu tình hình trong nước của
2
những người khách đến thăm” . Trong bài viết Con đường Nguyễn Ái Quốc-Hồ
Chí Minh trở thành nhà văn hóa tương lai, Giáo sư Nguyễn Đình Chú cho rằng:
“Bác Hồ là người nổi tiếng giỏi ngoại ngữ mặc dù cho đến nay chúng ta chưa
biết rõ Bác còn biết những ngoại ngữ nào khác ngoài tiếng Trung Quốc, Anh,
3
Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Thái Lan” . Ở bài viết Tấm gương học ngoại ngữ của
Bác Hồ, Thạc sĩ Lê Thị Thanh Loan cho rằng nếu căn cứ vào bản khai lý lịch đại
biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII (7/1935) thì Chủ tịch
Hồ Chí Minh biết sáu thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga. Tuy
nhiên trên thực tế, Người còn có thể sử dụng các ngoại ngữ khác như: Thái,
4
Tây Ban Nha, Tiệp Khắc, Ả Rập... .
Trình độ ngoại ngữ được đo trên bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Nếu
xét cả bốn kỹ năng trên thì chắc chắn Chủ tịch Hồ Chí Minh thật sự thông
thạo bốn ngoại ngữ phổ biến trên thế giới. Đó là tiếng Pháp, tiếng Trung
Quốc, tiếng Anh và tiếng Nga. Sự thông thạo biểu hiện ở nghe hiểu, nói
chuẩn, đọc thông, viết thạo.
- Về tiếng Pháp: Người đọc những trước tác của Victor Hugo, Émile Zola
bằng nguyên bản; tiếp cận Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin qua bản dịch tiếng Pháp; các bài báo, tác
phẩm, truyện ký, kịch được Người viết bằng tiếng Pháp như: Le Procès de la
__________
1. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, t. 45, tr. 218.
2. Ban Tuyên giáo Trung ương, Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức
trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2009, tr. 226.
3. Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, Sđd, tr. 105.
4. Lê Thị Thanh Loan, Tấm gương học ngoại ngữ của Bác Hồ, theo website www.
ditichhochiminhphuchutich.gov.vn, ngày 22/5/2020.
415