Page 418 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 418
colonisation française (Bản án chế độ thực dân Pháp), Les lamentations de
Trung Trac (Lời than vãn của bà Trưng Trắc), La question indigène (Vấn đề bản
xứ), Incognito (Vi hành), vở kịch Le dragon en bambou (Con Rồng tre),
Revendications du peuple annamite (Yêu sách của người dân An Nam)… đều
tạo được tiếng vang.
- Về tiếng Trung Quốc: Hồ Chí Minh sử dụng tiếng Trung trong giao tiếp
với các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc; Đọc sách, truyện của Lỗ Tấn bằng tiếng
Trung; Biên dịch Binh pháp, Binh thư của Tôn Tử, Khổng Minh sang tiếng Việt
làm tài liệu huấn luyện cán bộ (Binh pháp Tôn Tử, Cách huấn luyện cán bộ
quân sự của Khổng Minh, Kinh nghiệm du kích Tàu…); Viết Ngục trung nhật ký
bằng chữ Hán mà theo nhận xét của nhà thơ Quách Mạt Nhược, có một số bài
rất hay và nếu xếp chung vào một số bài thơ Đường, Tống e cũng không dễ gì
nhận ra.
- Về tiếng Anh: “Trình độ tiếng Anh của Bác là trình độ đọc thông thạo tác
1
phẩm văn chương của đại văn hào Sếchxpia từ bản gốc” . Từng chứng kiến Chủ
tịch Hồ Chí Minh sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp với các đoàn khách quốc tế
và đọc những bức thư viết bằng tiếng Anh mà Người gửi cho Quốc tế Cộng sản
trước đây, đồng chí Vũ Khoan cho rằng: “Hóa ra tiếng Anh của Bác rất giỏi chứ
2
không như người ta nghĩ Bác chỉ giỏi tiếng Pháp” .
- Về tiếng Nga: Do thời gian ở đất nước Lênin gần 7 năm (1923, 1924,
1927 và thời kỳ 1934-1938) nên trình độ tiếng Nga của Hồ Chí Minh khá thông
thạo. Người viết khá nhiều bài báo, bài tham luận, các bài nghiên cứu khoa học,
các báo cáo bằng tiếng Nga. Một số tờ báo Nga mà Hồ Chí Minh từng viết bài
cộng tác như: Đời sống công nhân Bakinxki, Tiếng còi, Tạp chí đỏ, Thời mới, Sự
thật… Người từng làm công việc phiên dịch tiếng Nga sang tiếng Việt và tiếng
Trung. Thời gian ở Quảng Châu, Trung Quốc, Người hoạt động với tư cách là
cố vấn riêng kiêm phiên dịch của Bôrôđin, Trưởng đoàn cố vấn chính trị cho bác
3
sĩ Tôn Dật Tiên . Tháng 7/1935, khi ở Liên Xô, với tư cách đại biểu tư vấn, Hồ
Chí Minh đã tham gia dịch và in ấn những văn kiện của Đại hội VII Quốc tế
Cộng sản từ tiếng Nga sang tiếng Việt, giúp đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông
Dương có bài tham luận tốt trước Đại hội. Nhận xét về trình độ tiếng Nga của
Hồ Chí Minh, một đồng chí ở Mátxcơva cho biết: “Từ trước đến nay, những
người nổi tiếng trên thế giới đến Liên Xô mà nói được tiếng Nga có đồng chí
__________
1. Hoàng Quảng Uyên, Bác Hồ học tiếng nước ngoài và tiếng dân tộc - suy ngẫm từ những bài
học lịch sử, theo website www.bqllang.gov.vn, ngày 5/10/2016.
2 . Thành Vinh, Bác Hồ học ngoại ngữ, theo website www.baoquankhu4.com.vn, ngày
06/5/2020.
3. M.M. Bôrôdin, theo website www.dost-dongnai.gov.vn, ngày 04/7/2014.
416