Page 415 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 415
HỒ CHÍ MINH, TẤM GƯƠNG TỰ HỌC VÀ HỌC SUỐT ĐỜI
ThS. PHẠM TẤN XUÂN TƯỚC
Học viện Chính trị khu vực II
Khóa họp 24 Ðại hội đồng UNESCO (20/10 - 20/11/1987) đã thông qua
Nghị quyết 24C/18.65 về Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Nghị quyết “Ghi nhận năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm Kỷ niệm Ngày
sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa
1
kiệt xuất của Việt Nam” . Đây không chỉ là niềm tự hào cho con dân nước Việt
mà còn là trường hợp xưa nay hiếm. Bởi trong lịch sử, cá nhân được nhân loại
ghi nhận cống hiến và vinh danh đã là chuyện hiếm. Ở trường hợp Hồ Chí Minh,
hai danh hiệu cao quý thống nhất trong một cuộc đời, một sự nghiệp thì thật là
hiếm và quý. Càng ngưỡng mộ hơn, nếu chúng ta biết được vốn tri thức uyên
bác, phong phú trên các lĩnh vực của dân tộc và nhân loại được Người thâu thái
bằng con đường tự học.
Nói chuyện tại Hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp tại Việt Nam
ngày 01/9/1961, Người chia sẻ: “Về văn hóa: Tôi chỉ học hết lớp tiểu học… Về
hiểu biết phổ thông: Năm 17 tuổi, tôi mới thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 29
2
tuổi mới nghe rađiô lần đầu tiên…” . Trả lời phóng viên A.Kan của báo
L’Humanité (Nhân đạo), Hồ Chí Minh nói: “Tôi không có hạnh phúc được theo
học ở trường đại học. Nhưng cuộc sống đã cho tôi cơ hội học lịch sử, khoa học
3
xã hội và ngay cả khoa học quân sự” . Ngày 25/7/1935, Hồ Chí Minh (bí danh
Lin) tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản với tư cách là đại biểu tư vấn cho
đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương. Ở mục 7 Trình độ học vấn trong
4
bản khai lý lịch gửi cho Ban Tổ chức Đại hội, Người khẳng khái ghi Tự học .
Bằng con đường tự học, Người đã lĩnh hội được cả hệ thống tri thức đồ sộ
__________
1 . Về nghị quyết của UNESCO vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo website
www.dangcongsan.vn, ngày 02/12/2019.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 13, tr. 187.
3. Trần Đương, Hồ Chí Minh - nhà dự báo thiên tài, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2007, tr. 153-154.
4. Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004,
tr. 105.
413