Page 412 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 412

Ái Quốc phải đối đầu với muôn vàn gian khó mà thực tế không ngừng đặt ra.
                      Trước hết, Người phải giải quyết vấn đề mưu sinh. Ra đi với hai bàn tay trắng,

                      Người mạnh mẽ dấn thân vào cuộc sống cần lao, thực hành “vô sản hóa”. Từng
                      nai lưng làm những công việc nặng nhọc như phụ bếp, bồi bàn, xúc tuyết, đốt lò,
                      rửa ảnh, vẽ tượng, bán báo..., Người đồng cảm sâu sắc với quần chúng lao động.
                      Càng ngày,  sự mưu sinh của Người ngày càng khó khăn hơn vì bị chính quyền
                      cản trở. Cũng có lúc Người có cơ hội kiếm được nhiều tiền, có cuộc sống an
                      nhàn, đầy đủ nhưng Người đã từ chối cơ hội đó để hiến trọn đời mình cho sự
                      nghiệp giải phóng con người. Từ chối một con đường dễ dàng, giàu sang, chấp
                      nhận và  vượt qua  muôn vàn thiếu  thốn về vật  chất để  đi đến  cùng lý tưởng,
                      chính là bản lĩnh.

                            Để có tiếng nói trong đời sống chính trị của nước Pháp và rộng hơn là của
                      thế giới, Nguyễn Ái Quốc phải khổ luyện thành tài. Không có điều kiện theo
                      đuổi con đường học vấn trong nhà trường nên Người từng tâm sự: “Tôi biết rất
                      ít  về  các  vấn đề  chính  trị...  Tôi  chưa biết  đảng là gì,  công đoàn là gì, càng
                      không rõ chủ nghĩa xã hội khác chủ nghĩa cộng sản ở chỗ nào... Tôi biết rất ít
                      về cách mạng tháng Mười và Lênin, thậm chí chưa hề đọc tác phẩm nào của
                              1
                      Lênin” . Để bù lại, Người đã thâm nhập sâu sắc vào cuộc sống và tận dụng mọi
                      cơ hội, mọi thời gian để kiên trì tự học. Những tri thức xác đáng được “chưng
                      cất” từ thực tiễn sinh động, phong phú đã đưa Người trở thành nhà hoạt động
                      chính trị chuyên nghiệp và nhà tư tưởng, nhà báo kiệt xuất của phong trào cộng
                      sản thế giới.
                            Là người tuyên chiến với chế độ thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc còn phải vượt
                      qua sự mua chuộc, hăm dọa của nhà cầm quyền và sự công kích của thế lực thù

                      địch. Trước khí chất đặc biệt của Người, trùm mật thám Acnu (Louis Arnous) đã
                      dự cảm: “Con người thanh niên mảnh khảnh và đầy sức sống này có thể là người
                                                                                                      2
                      đặt cây chữ thập cáo chung lên nền thống trị của chúng ta ở Đông Dương” . Bộ
                      trưởng Bộ thuộc địa A. Xarô đã mời Người đến để vừa dọa nạt, vừa mua chuộc
                      và đây là  câu trả lời của Nguyễn Ái Quốc: “Cái  mà  tôi cần nhất trên đời là:
                                                                               3
                      Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lâp” . Trở thành nhân vật nguy
                      hiểm của chế độ thuộc địa, từng bước chân của Người đều bị mật thám theo dõi.

                      Người không hề run sợ mà thẳng thắn viết thư ngỏ cho Anbe Xarô để công kích
                      việc ông ta đã “ban” cho mỗi người An Nam một tên hầu cận tận tụy (!). Khi bị
                      vu khống bởi Utơrây - tên viên chức có tư tưởng thực dân, Người lập tức đáp trả
                      bằng lập luận, ngôn từ không thể sắc sảo hơn: Nếu đưa  ra  các thông tin mà
                      không có “bằng cứ chứng minh, thì cho phép tôi hỏi ông rất nhã nhặn rằng, kẻ
                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 583.
                            2. Dẫn theo Hồng Hà, Thời thanh niên của Bác Hồ, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1999, tr. 80.
                            3. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 1, tr. 134.


                                                               410
   407   408   409   410   411   412   413   414   415   416   417