Page 422 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 422

GÓP THÊM MẤY Ý KIẾN VỀ "ĐƠN XIN VÀO HỌC TRƯỜNG

                                         THUỘC ĐỊA" CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH



                                                          ThS. DƯƠNG THÀNH THÔNG
                                                   Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
                                                      Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh



                            Trong số những tư liệu bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đơn xin vào
                      học Trường Thuộc địa có thể được xem là một tài liệu đặc biệt. Thứ nhất, đây
                      có thể là văn bản đầu tiên (được tìm thấy tính đến thời điểm hiện tại) kể từ thời
                      điểm người thanh niên Nguyễn Tất Thành (với tên Văn Ba) rời khỏi Sài Gòn
                      để mở đầu cho hành trình cứu nước. Thứ hai, lá đơn được tìm thấy trong hồ sơ
                      lưu  trữ  của  Bộ  thuộc  địa  Pháp  (nay  là  Bộ  Hải  ngoại),  và  được  một  số  nhà
                      nghiên cứu phát hiện và công bố ở nước ngoài lần đầu năm 1982, sau đó được
                      sử dụng trong nhiều nghiên cứu khác. Một số bảo tàng, viện nghiên cứu, cơ sở
                      văn hóa, giáo dục trong nước đã sử dụng tài liệu này một cách chính thức. Mặc

                      dù vậy, đến nay, trong lần cập nhật gần nhất, văn bản này vẫn chưa được đưa
                      vào bộ sách Hồ Chí Minh: Toàn tập. Bài viết xin có thêm mấy ý kiến về văn
                      bản quan trọng này.

                            1. Về hoàn cảnh và nội dung văn bản

                            Như đã trình bày, hiện nay, một số bảo tàng,viện nghiên cứu, cơ quan văn
                      hóa, cơ sở giáo dục đã sử dụng văn bản này như là tài liệu chính thức; tức là,
                      một cách gián tiếp xác nhận tính chính xác của tài liệu này: lá thư của Nguyễn
                      Tất  Thành  viết  (hoặc nhờ người khác  viết)  tại  Marseille gửi cho  Tổng  thống
                      Cộng  hòa  Pháp  Armand  Fallières  (1906-1913)  và  Bộ  trưởng  Bộ  Thuộc  địa
                      Albert  Lebrun  (1911-1912,  1913-1914)  ngày  15/9/1911.  Hồ  Chí  Minh  -  Biên
                      niên tiểu sử cũng ghi nhận lá đơn và sự kiện này.
                            Trước đó, đầu tháng 7/1911, Nguyễn Tất Thành đã lần đầu tiên đặt chân
                      lên đất Pháp trong thời gian chờ tàu dỡ hàng. Ngày 15/7, Nguyễn Tất Thành

                      theo tàu Amiral Latouche Tréville đến cảng Le Havre, một hải cảng ở miền Bắc
                      nước Pháp. Ngày 26/8/1911, tàu tiếp tục hành trình đến cảng Dunkerque rồi trở






                                                               420
   417   418   419   420   421   422   423   424   425   426   427