Page 423 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 423
1
lại Marseille, ở đó cho đến giữa tháng 9 rồi trở lại Sài Gòn . Tại Marseille,
Nguyễn Tất Thành đã viết một bức thư gửi cho Tổng thống nước Cộng hòa Pháp
để xin vào học Trường Thuộc địa. Toàn văn bức thư này như sau:
“Marseille, le 15 septembre 1911
Monsieur le Président de la République,
J’ai l’honneur de solliciter de votre haute bienveillance la faveur d’ê tre
admis à suivre les cours de l’École Coloniale comme interne.
Je suis actuellement employé à la Compagnie des Chargeurs réunis,
l’Amiral Latouche-Tréville pour ma subsistance. Je suis entièrement dénué de
ressources et avide de m’instruire. Je désirerais être utile à la France vis à vis
de mes compatriotes et pouvoir en même temps les faire profiter des bienfaits de
l’Instruction. Je suis originaire de la province du Nghe-An, en Annam.
En attendant votre réponse que j’espère favorable, agréez, Monsieur le
Président, l’assurance de ma reconnaissance anticipée.
Nguyên Tat Thanh, né à Vinh en 1892, fils de M. Nguyên Sinh Huy (sous-
docteur es-lettres).
Étudiant français
quoc ngu
caractères chinois”.
Tạm dịch:
“Marseille, ngày 15 tháng 9 năm 1911
Thưa Ngài Tổng thống của nền Cộng hòa,
Tôi rất vinh hạnh được cầu xin sự bao dung cao quý của Ngài cho tôi ân
huệ được theo các khóa học của Trường Thuộc địa với tư cách học viên nội trú..
Tôi hiện đang là nhân viên của công ty Chargeurs Réunis, tàu Đô đốc
Latouche Tréville để tự nuôi sống bản thân. Tôi hoàn toàn không có nguồn thu
nhập nào khác và rất mong muốn được học tập. Tôi muốn trở thành người có ích
cho nước Pháp trong những gì có liên quan đến những đồng bào của tôi và đồng
thời có thể giúp họ tranh thủ được những lợi ích của giáo dục.
Tôi đến từ tỉnh Nghệ An, xứ An Nam.
Trong khi chờ đợi hồi âm của Ngài mà tôi hy vọng sẽ là có thể được chấp
thuận, xin Ngài Tổng thống chấp nhận trước hết lòng biết ơn chân thành của tôi.
Nguyễn Tất Thành, sinh tại Vinh năm 1892, con trai của ông Nguyễn Sinh
Huy (Phó bảng).
Đang học tiếng Pháp
Chữ quốc ngữ
__________
1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 1,tr. 31-33.
421