Page 424 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 424

1
                            Chữ Trung Quốc”
                            Ngày 21/10/1911, Hiệu trưởng Trường Thuộc địa viết thư trả lời từ chối,
                      cho biết chỉ nhận những người đã học và được Toàn quyền tuyển chọn tại Đông
                              2
                      Dương .  Giữa  tháng 10/1911, tàu  cập  bến trở  lại  Sài  Gòn.  Ngày  31/10/1911,
                      Nguyễn Tất Thành viết thư gửi Khâm sứ Trung kỳ nhờ chuyển cho cha 15 đồng
                      Đông Dương và viết thư cho anh cả là ông Nguyễn Tất Đạt - đang giúp việc tại
                      Tòa Khâm sứ Trung kỳ, nhờ vận động xin vào Trường Thuộc địa nhưng một lần
                      nữa thất bại với lý do chỉ nhận “những thanh niên đặc biệt xứng đáng được chọn
                      trong số con cái các quan lại cấp cao”, phải “theo quyết định của người đứng
                                                                                    3
                      đầu xứ thuộc địa” và “trung thành với sự nghiệp của Pháp” .
                            2. Về Trường Thuộc địa

                            Trường Thuộc địa (École coloniale) tức Trường quốc gia Pháp ở hải ngoại
                      (École  nationale  de  la  France  d'outre-mer,  ENFOM),  chuyên  đào  tạo  những
                      người điều hành chính quyền thuộc  địa (quản lý, thanh tra lao động và thẩm
                      phán).
                            Trường Thuộc địa được thành lập dưới thời Đệ tam Cộng hòa vào năm 1889
                      để kế tục một trung tâm đào tạo đã đi vào hoạt động từ năm 1885 với tên gọi
                                                                                 4
                      “Trường Campuchia”. Vào thời điểm đó, Auguste Pavie , Phó Trưởng phòng dịch
                      vụ điện báo của Chính quyền bảo hộ Campuchia, cảm nhận sự khó khăn do việc
                      thiếu  nhân  sự  có  trình  độ  để  thực  hiện  các  hoạt  động  này,  đã  cử
                      đến Pari 12 thanh niên trẻ người Campuchia và 1 người Xiêm để học tập, thực tập
                      chuyên môn trong thời gian ba năm. Đây là thời kỳ sơ khởi của Trường Thuộc địa.
                            Năm 1889, Emmanuel Goldscheider, một quan chức của Bộ Thuộc địa, với
                      sự hỗ trợ đắc lực của Éugène Étienne, đã tổ chức các khóa đào tạo, mang tính
                      chất của một hệ đào tạo khóa học quốc gia lâu dài, cung cấp những nhân viên
                      trung gian người bản xứ cho hệ thống thuộc địa. Trường Thuộc địa chính thức ra

                      đời từ thời điểm này. Từ năm 1892, ngoài các sinh viên Campuchia, nhiều sinh
                      viên  châu  Phi  cũng  được  tuyển  chọn,  đưa  số  lượng  học  viên  lên  khoảng  20
                      __________
                            1. Theo Alain Ruscio, Hồ Chí Minh: Những bài viết và những cuộc tranh đấu, Nxb. Chính trị
                      quốc gia Sự thật, Hà Nội 2020, tr. 30. Tham khảo thêm bản dịch tiếng Anh củaWilliam J.Duiker: Ho
                      Chi Minh - a life, Nxb. Hyperion, New York, 2000 và bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Học,  Lâm
                      Hoàng Mạnh: Hồ Chí Minh - Chân dung một cuộc đời.
                            2. Vũ Ngự Chiêu, Nguyễn Thế Anh, Một ngôi trường khác cho Nguyễn Tất Thành, Tủ sách Văn
                      hóa, Paris, 1938, tr. 121.
                            3. Daniel Hémery, Jeunesse d'un colonisé, genèse d'un exil. Ho Chi Minh jusqu'en 1911, Tạp
                      chí Approche Asie, số 11, 1992, tr. 132-133.
                            4. Auguste Jean-Marie Pavie (1847-1925) là công chức dân sự người đóng vai trò trọng yếu
                      trong việc thiết lập quyền kiểm soát của Pháp tại Lào trong hai thập kỷ cuối của thế kỷ XIX. Sau một
                      đời phục vụ lâu dài tại Campuchia và Nam kỳ, Pavie trở thành Phó Công sứ Pháp tại Luang Prabang
                      năm 1885, và cuối cùng là Thống đốc và Đặc nhiệm Toàn quyền Pháp tại Lào.


                                                               422
   419   420   421   422   423   424   425   426   427   428   429