Page 426 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 426
vào học Trường Thuộc địa).
Quả thật là, “nếu chúng ta cứ theo những lược đồ đã được xác định từ trước,
nếu chúng ta cho rằng định mệnh của Hồ Chí Minh tương lai đã được định sẵn
là để trở thành một nhà lãnh đạo cách mạng và chống thực dân vĩ đại, thì có lẽ
chúng ta sẽ thấy ngạc nhiên về cách hành động này. Nhưng định mệnh không
1
hẳn là một khái niệm duy lý…” .
Thật vậy, năm 1911, thời điểm đó anh thanh niên Nguyễn Tất Thành mới
chỉ ngoài 20 tuổi. Ở độ tuổi đó, nhìn lại hành trang xuất thân của Nguyễn Tất
Thành, người ta dễ nhận thấy: dấu ấn của nền giáo dục Nho học ảnh hưởng lớn
hơn nền giáo dục Tây phương.
Nguyễn Sinh Cung (tên thưở nhỏ của Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh)
xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học: từ nhỏ sống ở làng
Hoàng Trù trong tình thương yêu và chăm sóc của bố mẹ và ông bà ngoại. Ông
ngoại, cụ Hoàng Xuân Đường, và bà ngoại, cụ Nguyễn Thị Kép, đều thuộc dòng
dõi Nho học. Cụ Hoàng Xuân Đường còn mở trường dạy chữ Hán ngay tại nhà
cho một số trẻ em trong làng. Tháng 6/1894, ông Nguyễn Sinh Sắc đậu cử nhân,
khoathi Giáp Ngọ năm Thành Thái thứ 6 (1894) tại trường thi Nghệ An; đậu
Phó bảng khoa thi Hội Tân Sửu, năm Thành Thái thứ 13 (1901). Từ năm 1898,
Nguyễn Sinh Cung bắt đầu học chữ Hán. Với trí nhớ tốt, các bài học cậu chỉ
“đọc ba, bốn lần là thuộc”. Sau khi mẹ mất, Nguyễn Sinh Cung được cha đưa về
Nghệ An, học chữ Hán với thầy Hoàng Phan Quỳnh, cách Hoàng Trù 3 km.
Năm 1901, Nguyễn Tất Thành được phụ thân gửi học chữ Hán với thầy Vương
Thúc Quý ở trong làng Kim Liên, con của tú tài Vương Thúc Mậu, lãnh tụ
phong trào Cần Vương của huyện Nam Đàn. Từ đây, Nguyễn Tất Thành bước
đầu tiếp thu tư tưởng yêu nước của các bậc cha chú thông qua mối quan hệ giữa
2
cha với các sĩ phu trong vùng .
Từ những năm 1905-1906 (lúc đó đã 15-16 tuổi), Nguyễn Tất Thành mới tiếp
xúc với những bậc đầu tiên của nền giáo dục Pháp - Việt. Tháng 9/1905, Nguyễn
Tất Thành và anh trai là Nguyễn Tất Đạt được Cha xin cho theo học lớp dự bị
(Préparatoire) của Trường Tiểu học Pháp - bản xứ ở thành phố Vinh, cách Kim
Liên khoảng 14 km. Tháng 9/1906, Nguyễn Tất Thành vào học lớp dự bị (Cours
préparatoire) tại Trường Tiểu học Pháp - Việt tỉnh Thừa Thiên. Những năm 1907-
1908, Nguyễn Tất Thành học lớp sơ đẳng (Cours élémentaire) tại Trường Tiểu học
Pháp - Việt Đông Ba, tỉnh Thừa Thiên. Căn cứ theo thư của Hiệu trưởng Trường
Quốc học Chouquet gửi Khâm sứ Trung kỳ tháng 9/1908, Nguyễn Tất Thành với
tên gọi Nguyễn Sinh Côn được nhận vào lớp trung đẳng (Cours moyen) Trường
Quốc học Huế. Tháng 6/1909, Nguyễn Tất Thành theo cha vào huyện Bình Khê,
__________
1. Alain Ruscio, Hồ Chí Minh: Những bài viết và những cuộc tranh đấu, Sđd, tr. 31.
2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 1, tr. 4-11.
424