Page 427 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 427

tỉnh Bình Định khi ông Nguyễn Sinh Sắc được cử nhậm chức tri huyện ở đó. Để
                      tiếp tục việc học tập, Nguyễn Tất Thành được cha gửi đến Quy Nhơn để học thêm
                      tiếng Pháp với thầy giáo Phạm Ngọc Thọ dạy tại Trường Tiểu học Pháp - Việt Quy
                                                                               1
                      Nhơn theo chương trình lớp cao đẳng (Cours supérieur) .
                            Việc học hành cũng bị đứt quãng nhiều lần bởi những lý do khác nhau. Do
                      vậy, có thể nói, mặc dù đã sớm nhận thức về hòan cảnh đất nước, nỗi thống khổ
                      của đồng bào, nỗi nhục của người dân mất nước, song những hiểu biết của người
                      thanh niên Nguyễn Tất Thành đối với kẻ thù xâm lược, về nước Pháp, người
                      Pháp và chủ nghĩa thực dân Pháp vào thời điểm 1911 vẫn còn hết sức mơ hồ. Đó
                      cũng là lý do để hành trình ra nước ngoài, hướng về nước Pháp, về phương Tây
                      của người thanh niên Nguyễn Tất Thành bắt đầu, đó là “xem xét họ làm như thế
                                                                  2
                      nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” .
                            Như vậy, sẽ không ngạc nhiên khi Nguyễn Tất Thành gửi thư xin vào học
                      Trường Thuộc địa nếu nhận ra rằng mục đích của người người thanh niên yêu nước
                      lúc ấy là “xem xét họ làm thế nào”. Con đường ngắn nhất để hiểu rõ về chế độ

                      thuộc địa trong điều kiện, hoàn cảnh của Nguyễn Tất Thành lúc đó là thông qua nơi
                      đào tạo những công chức cho bộ máy đó, và đó chính là là Trường Thuộc địa. Việc
                      xin được vào học ở đây có thể giải quyết được hai vấn đề cơ bản:
                            Một là, có điều kiện học hành để hiểu hơn về chủ nghĩa thực dân, nâng cao
                      hiểu biết, trang bị những kỹ năng cần thiết của một nhà chính trị, ít ra là tạo cơ
                      hội để thoát khỏi phần nào đó ảnh hưởng của những tư tưởng cứu nước mà anh
                      cho là không còn phù hợp, vốn ảnh hưởng lớn bởi hành trang xuất thân;
                            Hai là, phần nào che giấu đi mục tiêu cuối cùng là đánh đuổi chế độ thuộc
                      địa. Một thanh  niên có “nhiệt huyết”  đối với  Trường Thuộc địa (dù có được
                      nhận vào học hay không), hẳn là ít bị coi là những mối “nguy cơ” nguy hiểm đối

                      với nền đô hộ của nước Pháp.
                            Vấn đề thứ yếu nữa, có thể được giải quyết (nếu được nhận vào học), là tài
                      chính. Thật là khó khăn với thu nhập ít ỏi có được trên tàu Amiral  Latouche
                      Tréville, do vậy, nếu được nhận vào học Trường Thuộc địa với tư cách học viên
                                                           3
                      nội trú sẽ là thuận lợi hơn rất nhiều .
                      __________
                            1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 1, tr. 17-24.
                            2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 1, tr.  28.
                            3. Nói về lý do Nguyễn Tất Thành quyết định gửi thư xin vào học Trường Thuộc địa, Daniel
                      Hémery cho rằng, sự lựa chọn này là do Phan Châu Trinh dẫn dắt. Lê Thị Kinh (Phan Thị Minh) cũng
                      cho rằng, khi ở Sainte Adresse: “Chắc chắn Người đã tranh thủ đến Paris gặp bác Phan, làm quen với
                      những người quanh bác, và đặc biệt để bàn bạc với bác về hướng sống và học tập... Và có thể không
                      phải chỉ đến một lần”. Bà cho rằng nhân dịp này “Người” gặp Bùi Kỷ, đang học Trường Thuộc địa và
                      Bùi Kỷ đã gợi ý và viết đơn giùm (Lê Thị Kinh, Phan Châu Trinh qua những tài liệu mới, Nxb. Đà
                      Nẵng, 2001, quyển 3, t. 1, tr. 188-190).
                            Một quan điểm khác, dẫn theo lời khai của ông Bùi Quang Chiêu với mật thám Sài Gòn ngày
                      21/9/1922, thì khi gặp trên tàu, Nguyễn Tất Thành nói với ông mục đích sang Pháp là để xin khiếu nại


                                                               425
   422   423   424   425   426   427   428   429   430   431   432