Page 428 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 428

Mặc dù vậy, cũng cần làm rõ vấn đề “người viết” lá đơn trong tài liệu
                      này. So sánh bút tích trong văn bản với một số văn bản khác của Nguyễn Ái
                      Quốc-Hồ Chí Minh, thì có lẽ lá đơn không được viết trực tiếp bởi Nguyễn Tất

                      Thành. Song cần làm rõ, việc nhờ ai đó viết thay các công văn hành chính,
                      thư từ là chuyện hết sức bình thường trong xã hội xưa. Vì nhiều lý do (không
                      biết chữ, chữ không đẹp, hành văn không đúng chuẩn mực…) mà nhiều người
                      vẫn nhờ những người hay chữ, chữ đẹp viết thay. Trong bối cảnh của tài liệu
                      đang đề cập, có thể Nguyễn Tất Thành đã nhờ ai đó thông thạo tiếng Pháp
                      hơn, viết chữ đẹp hơn để viết thay. Thời điểm này, dù đã học tiếng Pháp, song
                      để hành văn một cách chuẩn mực, là điều không dễ với Nguyễn Tất Thành,
                                                          1
                      vốn chưa thông thạo tiếng Pháp . Việc có tới hai lá thư, với cùng nội dung,
                      chỉ thay đổi tên người nhận có thể là do lý do này: người viết thay không cần
                      thay đổi nội dung, chỉ cần chép lại thư đầu và đổi tên người nhận ở thư thứ
                      hai. Việc có người viết thay, như đã nói, không làm ảnh hưởng đến nội dung
                      văn bản, do vậy không ảnh hưởng đến giá trị nội dung văn bản.

                            Giá trị của tư liệu này, theo đó, thể hiện ở mấy khía cạnh:
                            Thứ nhất, người thanh niên Nguyễn Tất Thành, trong những bước đầu của
                      hành trình cứu nước, đã thể hiện rõ là người “biết địch, biết ta”. Việc chủ động
                      tham gia vào các thiết chế xã hội (trong trường hợp này là giáo dục) là cần thiết
                      đối với một người dân của xứ thuộc địa muốn “xem xét họ làm thế nào”. Việc
                      nhận thức bản thân chưa hiểu rõ kẻ thù, trong suy nghĩ còn ảnh hưởng nặng của
                      lề lối cũ, rõ ràng là động lực chính để Nguyễn Tất Thành quyết định gửi đơn
                      (cho dù có bị ảnh hưởng, tác động của ai đó trên thực tế). Trong hành trình cứu
                      nước, sau này, khi đã xác định đi theo con đường cách mạng vô sản, Nguyễn Ái
                      Quốc cũng đã tìm cách đến với Liên Xô và theo học chủ nghĩa Mác-Lênin ở

                      trường  Đại học  Cộng sản  của  những  người  lao  động  Phương  Đông  (Đại  học
                      Phương Đông) từ đầu năm 1924.
                            Thứ hai, việc gửi đơn xin học Trường Thuộc địa thể hiện sinh động và rõ
                      ràng tính chất của giai đoạn “tìm kiếm” trong bước đầu của hành trình cứu nước.
                      Sự “mò mẫm”, tìm tòi có phần chưa định hướng đó không làm cho hành trình





                      cho cha vừa bị bãi chức, và muốn đến ở nhà thuyền trưởng Do Huu Chan đang làm việc ở Marseille để
                      nhờ ông giúp đỡ trong việc khiếu nại đó. Do vậy,  có thể việc khuyên Nguyễn Tất Thành xin vào
                      Trường Thuộc địa và viết đơn giùm có thể là thuyền trưởng Do Huu Chan làm. Cũng có thể chính ông
                      Bùi Quang Chiêu đã gợi ý, vì thương Tất Thành là con quan, phải làm việc trên tàu cực khổ, nên đã
                      giới thiệu Nguyễn Tất Thành với ông Do Huu Chan và nhờ ông này giúp đỡ. (Song Thành, Hồ Chí
                      Minh tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2008, tr. 51-52 và Daniel Hémery, Ho Chi
                      Minh, de l’Indochine au Viet Nam, Nxb. Gallimard, Paris, 1990, tr. 36-38).
                            1. Năm 1919, Nguyễn Tất Thành đã trình bày cho Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường về ý
                      tưởng của mình trong Bản yêu sách của nhân dân An Nam, song nói rõ lúc bấy giờ “chưa viết được
                      tiếng Pháp” (Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Chính trị
                      quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, tr. 42).


                                                               426
   423   424   425   426   427   428   429   430   431   432   433