Page 425 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 425

người, tất cả đều có khả năng gia nhập chính quyền thuộc địa. Giám đốc đầu tiên
                      của Trường là Etienne François Aymonier (1844-1929), là một chuyên gia về đế
                      chế Khmer ở Campuchia, Thái Lan, Lào và miền Nam Việt Nam. Các học viên

                      được đào tạo khóa học kéo dài 2 hoặc 3 năm, bao gồm ngôn ngữ, dân tộc học,
                      luật tục, luật thuộc địa công và tư. Ban đầu, Trường có hai khối đào tạo, một
                      dành cho học viên người Pháp, một dành cho học viên người bản địa. Mặc dù
                      vậy, khối học viên người bản xứ ngày càng bị thu hẹp dần từ trước Chiến tranh
                                                                             1
                      thế giới thứ nhất cho đến năm 1927 thì biến mất hẳn .
                            Sau Aymonier, năm 1926, việc quản lý Trường được giao cho một giáo sư
                      trẻ, chuyên gia về các vấn đề giáo dục, Georges Hardy (1884-1972). Là một học
                      giả dày dạn kinh nghiệm, Georges Hardy đã thành lập các lớp học dự bị cho
                      Trường Thuộc địa tại các trường trung học Louis-le-Grand, Chaptal và Henri IV.
                      Sau khi Georges Hardy kết thúc việc quản lý vào năm 1934, Trường Thuộc địa
                      đã trở thành “Trường Quốc gia Pháp ở hải ngoại” nhưng học viên trường vẫn
                      gọi bằng cái tên quen thuộc, “Colo”.

                            Năm  1959,  ENFOM  trở  thành  Viện  nghiên  cứu  hải  ngoại  (Institut  des
                      Hautes Études d'Outre-Mer, IHEOM), nhằm đào tạo các giám đốc điều hành từ
                      các quốc gia Châu Phi và Mađagátxca, thành viên của Cộng đồng Pháp ngữ.
                      Năm  1966,  IHEOM  được  cải  tổ  để  trở  thành  Viện  Hành  chính  công  quốc  tế
                      (Institut  international d'administration publique,  IIAP) và cuối cùng được tích
                      hợp  vào  Trường  Hành  chính  quốc  gia  (École  nationale  d'administration)  vào
                      năm 2002.
                            Như vậy, rõ ràng Trường Thuộc địa được thành lập để đào tạo các quan
                      chức phục vụ cho chính quyền ở các nước thuộc địa Pháp. Song số lượng học
                      viên người bản xứ được lựa chọn vào học là vô cùng ít ỏi. Tính từ giữa năm

                      1885 đến Thế chiến thứ nhất, chỉ có 146 học viên là người Đông Dương, tức
                                                                   2
                      trung bình mỗi năm chỉ chọn được 5 người .

                            3. Mấy ý kiến

                            Các nhà nghiên cứu đã có nhiều lý giải tại sao một thanh niên như anh
                      Nguyễn Tất Thành, rõ ràng có tư tưởng chống đối chủ nghĩa thực dân Pháp
                      đối với đất nước mình, với hành trang ra đi là giấc mơ tìm kiếm con đường
                      giải phóng cho dân tộc, lại muốn vào học tại một trường thuộc địa để phục vụ
                      cho nước Pháp. Một số còn nghi ngờ về mục đích xuất dương của Nguyễn Tất
                      Thành, cho rằng đó có thể là sự chấp nhận hy sinh chủ nghĩa yêu nước thời
                      tuổi trẻ để đổi lấy sự nghiệp viên chức có phần sáng sủa hơn (nếu được nhận


                      __________
                            1. Theo Alain Ruscio, Hồ Chí Minh: Những bài viết và những cuộc tranh đấu, Sđd, tr. 29-30.
                            2.  Vũ  Ngự  Chiêu,  Nguyễn  Thế  Anh, Một ngôi  trường  khác  cho Nguyễn  Tất Thành, Sđd,
                      tr. 117-118.


                                                               423
   420   421   422   423   424   425   426   427   428   429   430