Page 430 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 430
VĂN HỌC PHÁP NGỮ HỒ CHÍ MINH
ĐÁP LẠI THỰC DÂN PHÁP TRÊN ĐẤT PHÁP
ThS. NGUYỄN THỊ THU
Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
Cách đây tròn 110 năm trước (ngày 5/6/1911), Nguyễn Tất Thành-Nguyễn
Ái Quốc chọn hướng đi sang nước Pháp, tới tận nơi kẻ thù của dân tộc Việt Nam
- chủ nghĩa thực dân Pháp đang tồn tại để tìm “lời giải” cho “bài toán” con
đường giải phóng dân tộc của cách mạng Việt Nam. Giữa thủ đô Paris hoa lệ,
Nguyễn Ái Quốc bước lên vũ đài chính trị, thông qua hoạt động báo chí và văn
học nghệ thuật, người thanh niên trẻ đã “bút chiến” đáp trả mạnh mẽ, quyết liệt
vào những tội ác của thực dân Pháp ở Đông Dương và ở các xứ thuộc địa của
Pháp. Điều đặc biệt, Nguyễn Ái Quốc đã thức tỉnh tinh thần cách mạng của
những người dân An Nam đang sinh sống tại Pháp bằng những tác phẩm đăng
trên báo, được viết bằng tiếng Pháp. Trong phạm vi bài tham luận này, tác giả
xin phép dùng thuật ngữ “Văn học Pháp ngữ” để định danh cho tất cả những bài
viết bằng tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc.
1. Khái quát về Văn học Pháp ngữ Hồ Chí Minh
Văn học Pháp ngữ
Theo tác giả, “Văn học Pháp ngữ” là các tác phẩm văn học nghệ thuật ở
nhiều thể loại khác nhau do người Pháp hoặc người nước ngoài sử dụng tiếng
Pháp nhằm mục đích sáng tác, thể hiện ý tưởng nghệ thuật ngôn ngữ của tác giả.
Văn học Pháp ngữ Hồ Chí Minh
Theo cách hiểu của tác giả, “Văn học Pháp ngữ Hồ Chí Minh” là tập hợp
các tác phẩm văn học nghệ thuật được Nguyễn Ái Quốc trực tiếp viết hoặc ý
tưởng của Người được ghi lại, dịch lại bằng tiếng Pháp. Các tác phẩm văn
học Pháp ngữ của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh được viết trong thời gian
Người hoạt động cách mạng tại Pháp, tập trung trong giai đoạn từ năm 1919
đến năm 1925.
Những năm 1920, văn học Pháp ngữ có khuynh hướng ngoại lai, nghĩa là
xuất hiện những thể loại mới làm phong phú các thể loại văn học Pháp ngữ
truyền thống như nhật ký hành trình, truyện thám hiểm, hồi ức, thư từ… Tập
428