Page 435 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 435

Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu là truyện ngắn đăng trên báo
                      Le Paria, số 36, 37 tháng 9, 10/1925. Truyện ngắn kể về những ngày đầu nhận

                      “nhiệm vụ” của Toàn quyền Đông Dương - Varen tại “thiên đường” thuộc địa
                      với lời hứa “chăm sóc vụ Phan Bội Châu”; và cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật
                      Varen và Phan Bội Châu trong không gian “nhà tù ảm đạm”. Nguyễn Ái Quốc
                      đã sử dụng nghệ thuật đối lập và bút pháp miêu tả phác hoạ chân dung của hai
                      con người đại diện cho hai lớp người, hai dân tộc. Tác phẩm Những trò lố hay là
                      Varen và Phan Bội Châu thể hiện ngòi bút sắc sảo và sức sáng tạo của Nguyễn
                      Ái Quốc.
                            Những năm 20 của thế kỷ XX, bên cạnh việc lao động cật lực để kiếm sống

                      và hoạt động cách mạng sôi nổi, Nguyễn Ái Quốc còn là cây viết trẻ với sức
                      sáng tạo dồi dào và được đánh giá cao trên lĩnh vực văn học nghệ thuật và báo
                      chí. Những tác phẩm văn học Pháp ngữ Người để lại có giá trị về nghệ thuật và
                      lý luận, đóng góp vào sự phát triển nền văn học Việt Nam hiện đại, vừa mềm
                      hóa và khéo léo đưa lý luận Mác-Lênin vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp vô
                      sản Pháp và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

                            3. Giá trị cách mạng của các tác phẩm văn học Pháp ngữ Hồ Chí Minh
                            3.1. Giá trị nghệ thuật của các tác phẩm văn học Pháp ngữ Hồ Chí Minh
                            Các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc thể hiện Người nắm vững ngôn ngữ và
                      am hiểu văn học, văn hóa Pháp. Từng câu chữ trong mỗi “đứa con tinh thần” của
                      Nguyễn Ái Quốc đều mang đậm chất Pháp. Điều đáng nói ở đây là Nguyễn Ái
                      Quốc sinh ra trong gia đình nhà Nho, được đào tạo Hán ngữ, văn phong Hán

                      ngữ từ nhỏ, đặc biệt không một ngày được đào tạo bài bản về văn học Pháp ngữ.
                      Văn học Pháp ngữ Hồ Chí Minh là sản phẩm của quá trình kiên trì tự học, tự rèn
                      giũa với một tâm niệm “tự do cho dân tộc”, “độc lập cho Tổ quốc”. Không khó
                      để chúng ta tìm được trong văn học Pháp ngữ Hồ Chí Minh những chất liệu
                      thành ngữ, châm ngôn Pháp hoặc những lối chơi chữ Pháp ngữ rất điêu luyện
                      của lối viết Pháp hơn người Pháp. Có thể khẳng định, Nguyễn Ái Quốc không
                      chỉ am hiểu mà còn làm chủ ngôn ngữ của người Pháp, sử dụng Pháp ngữ nhuần

                      nhị đáp trả thực dân Pháp ngay giữa đất Pháp.
                            Trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp hoặc gián tiếp sử
                      dụng thành ngữ, châm ngôn, điển tích và biểu tượng quen thuộc của người Pháp,
                      nước Pháp. Từ hình tượng mụ phù thuỷ đến hình tượng người đàn bà cầm cân
                      công lý, “chị cá trích”, “chúa ba ngôi”, con nhái trong truyện ngụ ngôn Pháp…
                      quen thuộc với người Pháp đều được Nguyễn Ái Quốc sử dụng như là phương
                      pháp vạch trần “mặt nạ” của chủ nghĩa thực dân Pháp. Tất cả “chất liệu Pháp”
                      được dẫn dắt và đi vào từng kiệt tác nghệ thuật văn học Pháp ngữ Hồ Chí Minh

                      một cách tự nhiên. Lối viết của Nguyễn Ái Quốc rất Pháp, đặt những tác phẩm
                      văn  học  Pháp ngữ  của  Nguyễn  Ái  Quốc giữa những tác phẩm  Pháp ngữ  của


                                                               433
   430   431   432   433   434   435   436   437   438   439   440