Page 434 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 434
dân An Nam thoát khỏi ách thống khổ của bè lũ bán nước và lũ cướp nước.
Tác phẩm Con người biết mùi hun khói (L'Enfumé) năm 1922
Bút ký Con người biết mùi hun khói của Nguyễn Ái Quốc được đăng trên
báo L’Humanité, số ngày 20/7/1922. Đây là một tác phẩm mẫu mực cho thể loại
văn học viễn tưởng Việt Nam. Tác giả viết về câu chuyện trong bối cảnh 76 năm
sau (tức là năm 1998) tại Cộng hòa Liên hiệp Phi tổ chức tại Haoussa.
Trong tác phẩm, tác giả đã tưởng tượng và miêu tả về ngày đại lễ “Kỷ niệm
lần thứ năm mươi ngày thành lập Cộng hòa Liên hiệp Phi” trong không khí từng
bừng, nô nức phấn khởi của “một dòng sông người”. Với mốc thời gian “lần thứ
năm mươi” được đề cập trong tác phẩm, Nguyễn Ái Quốc đã tiên đoán chính
xác về sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa và thắng lợi tất yếu của sự nghiệp giải
phóng các dân tộc thuộc địa vào những năm 40 của thế kỷ XX. Tác giả dùng
những thuật ngữ như “Quốc tế ca”, “Quảng trường Xôviết” như khẳng định tính
đúng đắn của lý luận Mácxít và dự báo tương lai thắng lợi tất yếu của con đường
cách mạng vô sản ở các nước thuộc địa. Đồng thời, tác phẩm cũng tôn vinh mối
liên kết bền chặt, tốt đẹp của hai dân tộc Á - Phi trong cuộc chiến đấu chống kẻ
thù chung là chủ nghĩa thực dân.
Tác phẩm Con rồng tre (Le Dragon en bambou) năm 1922
Con rồng tre là vở kịch được Nguyễn Ái Quốc hoàn thành vào ngày
1/5/1922 được nhà báo Léo Pondès dàn dựng và công chiếu đúng dịp vua
Khải Định sang dự Hội chợ triển lãm thuộc địa (ngày 18/6/1922). Vở kịch
được công diễn tại ngoại ô Paris nhưng bị chính quyền thực dân Pháp ngăn
cấm trình diễn. Nội dung vở kịch xoay quanh một loại đồ chơi được chế tác
từ khúc tre xấu xí, quằn quèo thành hình hài con rồng. Tác giả không kịch liệt
miệt thị, ngược lại dùng những ngôn từ chải chuốt để châm biếm “con rồng
tre”, bởi vậy giá trị nghệ thuật sân khấu được đánh giá cao. Năm 1933, nhận
tin Nguyễn Ái Quốc đổ bệnh và mất tại Hồng Kông, tờ Faubourg đăng bài số
ra ngày 1/7/1933 với nội dung: “Người chiến sĩ xấu số đã mệnh chung trong
nhà giam. Người ta lại nhớ đến những cuộc họp ở Câu lạc bộ Faubourg, đến
những lời nói thông minh hóm hỉnh trong buổi họp, đến bản kịch bất hủ của
ông: “Con Rồng tre”. Hỡi các vị thần linh của cõi Á - Đông, các ngài hãy săn
sóc giữ gìn lấy linh hồn ông”.
Hiện tại, chúng ta chưa sưu tập được vở kịch Con rồng tre nên trong bộ
sách Hồ Chí Minh: Toàn tập, bộ 15 tập, xuất bản năm 2011 chưa thống kê tác
phẩm này. Sau này đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tóm tắt kể lại nội dung
vở kịch Con rồng tre.
Tác phẩm Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (Turlupinades
ou Varenne et Phan-Boi-Chau) năm 1925
432