Page 499 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 499
HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG SÁNG TẠO QUAN ĐIỂM
CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ TÔN GIÁO VÀO VIỆC GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
TS. HỒ VĂN ĐỨC
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo đã tồn tại lâu dài cùng với lịch sử
dân tộc. Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn
xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng. Từ
khi Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước,
nhiều chính sách quan trọng thể hiện quan điểm đổi mới nhận thức về lĩnh
vực tín ngưỡng, tôn giáo được Đảng và Nhà nước ban hành. Những nhu cầu
tín ngưỡng chính đáng của quần chúng tín đồ và chức sắc tôn giáo được đáp
ứng và bảo đảm. Chính điều đó đã làm cho đồng bào các tôn giáo tin tưởng
vào chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
hành đạo gắn bó với dân tộc, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, có
những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Song,
một thực tế khác là tình hình hoạt động tôn giáo ở nước ta trong thời gian qua
còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn
định. Một số đối tượng đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động gây rối
an ninh trật tự, chống phá chính quyền; hành nghề mê tín dị đoan làm vẩn đục
bầu không khí sinh hoạt văn hóa tâm linh; các “hiện tượng tôn giáo mới” xuất
hiện ngày càng nhiều và hoạt động rất phức tạp...
Trước tình hình đó, việc nhận thức và giải quyết tốt vấn đề tôn giáo là yêu
cầu cấp thiết từ thực tiễn cách mạng Việt Nam. Muốn làm được điều này, một
vấn đề có tính nguyên tắc đối với các cấp, các ngành, các địa phương trong cả
nước là phải nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về tôn giáo. Nếu không thấm nhuần những quan điểm khoa học về tôn
giáo thì khó tránh khỏi nhận thức sai sót với những biểu hiện ấu trĩ, tả khuynh
hoặc hữu khuynh trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. Vì vậy, việc nghiên cứu,
phân tích làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
497