Page 513 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 513

CON ĐƯỜNG TỪ NGƯỜI THANH NIÊN YÊU NƯỚC ĐẾN CHIẾN SĨ

                           CỘNG SẢN QUỐC TẾ CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH - HỒ CHÍ MINH



                                                                 TS. VŨ MẠNH HÀ
                                                           Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh


                            Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản
                      đã đưa Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba.
                      Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, vừa

                      làm việc kiếm sống, vừa hoạt động thực tế, dần dần  Nguyễn Tất Thành hiểu
                      được rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được
                      các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. 110
                      năm  nhìn  lại  con  đường  đi  tìm  chân  lý  thời  đại  của  Nguyễn  Tất  Thành,  con
                      đường đem lại độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam, đến nay chúng ta có thể
                      khẳng định, đó vẫn là sự lựa chọn duy nhất đúng.

                            Nguyễn Tất Thành không phải là người Việt Nam đầu tiên ra nước ngoài
                      tìm đường cứu nước, cũng không phải là người Việt Nam đầu tiên sang phương

                      Tây. Nhưng Nguyễn Tất Thành là người duy nhất thành công với lựa chọn của
                      mình. Trước Nguyễn Tất Thành đã có nhiều nhà cách mạng với những xu hướng,
                      trào lưu cứu nước khác nhau, mỗi người mỗi vẻ, mỗi phong trào lại gây cho thực
                      dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn thiệt hại ít nhiều, song kết quả cuối cùng vẫn
                      là những thất bại.
                            Nguyễn  Tất  Thành  đúc  rút  kinh  nghiệm  từ  bài  học  thất  bại  của  những
                      phong trào trước đó, khi Người nhìn thấy phong trào Cần Vương với các tấm
                      gương  yêu nước tiêu  biểu như: vua Hàm Nghi, Tôn Thất  Thuyết, Phan  Đình
                      Phùng... hầu như chỉ tập trung ý chí và sức mạnh vào việc đánh đuổi thực dân
                      Pháp mà không nhìn thấy khuynh hướng phong kiến đang đi vào giai đoạn thoái
                      trào trên toàn thế giới. Một số người có tư tưởng canh tân, học hỏi cái mới, tiến
                      bộ từ phương Tây như: Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ… thì ý thức chống
                      ngoại xâm lại không quyết liệt, triệt để. Cuộc đấu tranh “thủ hiểm”, “nặng cốt

                      cách phong kiến” mà đỉnh cao là thất bại của phong trào Cần Vương và phong
                      trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo đã làm nhiều người thức
                      thời hiểu được rằng: kẻ thù của dân tộc Việt Nam lúc này quá mạnh, có một lực


                                                               511
   508   509   510   511   512   513   514   515   516   517   518