Page 509 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 509
đồng bào Công giáo tham gia những đoàn thể yêu nước. Chúng ép đồng bào
Công giáo tham gia những tổ chức phản động. Như thế có phải là không làm
1
chính trị không?” . Như vậy, bằng cách tố cáo việc làm giả nhân giả nghĩa của
những tên thực dân khoác áo linh mục, những hành động tàn ác của thực dân đế
quốc, Hồ Chí Minh đã giác ngộ cho đồng bào tôn giáo hiểu được thực chất
những luận điệu tuyên truyền mị dân của kẻ địch. Đồng thời, tuyên truyền đồng
bào tôn giáo hiểu rõ chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, đề cao cảnh
giác, chống âm mưu lợi dụng tôn giáo của địch.
Hồ Chí Minh cũng nghiêm khắc phê phán và đấu tranh chống lại những kẻ
giả danh, đội lốt, lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để hoạt động chống phá Đảng,
Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Người khẳng định rằng, chúng
ta không chống tôn giáo, mà chỉ chống ai lợi dụng tôn giáo để phá hoại cách
mạng. Đối với những kẻ không chỉ là “Việt gian mà còn là giáo gian” này cần
phải nghiêm khắc trừng trị. Tinh thần đó được thể hiện rõ trong Điều 7, Sắc lệnh
234/SL do Người ký: “Pháp luật sẽ trừng trị những kẻ nào mượn danh nghĩa tôn
giáo để phá hoại hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, tuyên truyền chiến tranh,
phá hoại đoàn kết, ngăn trở tín đồ làm nghĩa vụ công dân, xâm phạm đến tự do
tín ngưỡng và tự do tư tưởng của người khác, hoặc làm những việc khác trái
2
pháp luật” .
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất của Hồ Chí Minh vẫn là làm thế nào để
đoàn kết, thu hút tín đồ và chức sắc các tôn giáo tham gia vào sự nghiệp cách
mạng chung của toàn dân nhằm hướng tới mục tiêu giành độc lập cho dân tộc và
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để động viên, thu hút quần chúng có tôn giáo tham
gia vào cuộc đấu tranh cách mạng, phương pháp độc đáo của Hồ Chí Minh là
gắn nhiệm vụ của cách mạng với lý tưởng của những người sáng lập ra tôn giáo.
Đối với tín đồ Công giáo, Người khuyên: Ở khắp nước, đồng bào Công giáo và
ngoại Công giáo đang đem tất cả lực lượng vào kháng chiến và kiến quốc, tinh
thần hy sinh phấn đấu ấy tức là noi theo tinh thần cao thượng của Chúa Giêsu.
Người cho rằng: “Chúng ta kháng chiến cứu nước, thi đua tăng gia sản xuất và
tiết kiệm, cải cách ruộng đất làm cho người cày có ruộng, tín ngưỡng tự do. Như
thế là những việc Chính phủ và nhân dân ta làm, đều hợp với tinh thần Phúc âm.
Cho nên tôi chúc đồng bào Công giáo làm trọn chính sách của Chính phủ cũng
3
là làm trọn tinh thần của Chúa Cơ đốc” . Đối với tín đồ Phật giáo, trong thư gửi
__________
1. Phạm Hữu Xuyên, Quan điểm Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo, Luận án tiến sĩ triết học,
Viện Nghiên cứu tôn giáo, Hà Nội, 2006, tr. 122.
2. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Vấn đề về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 113.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 8, tr. 374.
507