Page 515 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 515
chiến thắng trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905), vai trò, vị thế và tầm
ảnh hưởng của Nhật càng tăng cao. Lần đầu tiên có một dân tộc da vàng chiến
thắng dân tộc da trắng, điều đó đã tạo nên ảo tưởng về sự “dựa dẫm” của các
quốc gia “đồng chủng, đồng văn” với mong muốn thoát khỏi sự thống trị của các
nước phương Tây, trong đó có Việt Nam.
Nhưng Phan Bội Châu cùng rất nhiều nhân sĩ đương thời chỉ thấy ở người
“anh Cả” Nhật Bản máu đỏ da vàng “đồng chủng, đồng văn”, nhưng lại không
nhìn thấy ở họ sự không “đồng bệnh”, vậy nên, khi Pháp đồng ý trao cho Nhật
một số lợi ích với yêu cầu trục xuất và dập tắt phong trào Đông Du thì con
đường đấu tranh của Phan Bội Châu thất bại. Đánh giá về cách thức cứu nước
của Phan Bội Châu, Nguyễn Tất Thành cho rằng, làm vậy chẳng khác nào “đuổi
hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Bởi nếu Nhật có đuổi được Pháp thì rồi Nhật
lại thay Pháp thống trị nhân dân ta. Trong thực tế lịch sử dân tộc Việt Nam, giai
đoạn 1940-1945 đã minh chứng rõ điều đó. Bản thân Nguyễn Tất Thành đã từng
từ chối đi theo con đường Đông Du sang Nhật học tập của Phan Bội Châu để
chọn hướng đi riêng, khác với các bậc tiền bối, đó là sang phương Tây để tìm
đường cứu nước chứ không phải để cầu viện sự giúp đỡ.
Trong bối cảnh đất nước lúc bấy giờ, Nguyễn Tất Thành đã sớm có chí
hướng khác, “Người thiếu niên ấy đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh
thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, anh đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải
phóng đồng bào. Anh đã tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc. Anh
khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh và
1
Phan Bội Châu, nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào” .
Không phải tìm về với các giá trị phong kiến cũ theo phong trào Cần
Vương; cũng không phải lựa chọn cách thức Duy Tân theo hai cụ Phan sang
Nhật, sang Trung, đọc sách Tân Thư, Tân Văn để canh tân đất nước, rõ ràng, sức
hút lớn nhất với Nguyễn Tất Thành khi đó là hình ảnh của nước Pháp với các giá
trị nhân văn về “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”, điều đó đã thôi thúc những khát
vọng cháy bỏng của Người về nền văn minh Pháp. Người muốn làm quen, khám
phá và xem sự thật ẩn giấu đằng sau những mỹ từ đó là gì. Và hơn hết, Người
muốn đến đó để trả lời câu hỏi mà thế hệ cha anh của Người vẫn đang đau đáu:
“Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi
nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ
là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau
2
khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi” .
Để chuẩn bị cho cuộc trường chinh đó, hành trang Nguyễn Tất Thành mang
__________
1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Thanh niên, Hà
Nội, 2012, tr. 13-14.
2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 1, tr. 30.
513