Page 514 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 514

lượng quân viễn chinh chuyên nghiệp với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến,
                      được trang bị vũ khí hiện đại, còn chúng ta vẫn lạc hậu trong vòng tăm tối, nếu
                      chỉ đơn thuần có lòng yêu nước thôi thì chưa đủ chiến thắng được, cho nên yêu

                      cầu cần thiết lúc này là phải học hỏi, canh tân đất nước, khơi dậy ý chí và khát
                      vọng độc lập trong dân tộc Việt Nam, làm cho dân tộc phát triển đặng mới mưu
                      cầu được nghiệp giải phóng.
                            Để thực hiện khát vọng đó, nhiều trí sĩ thức thời đã tiếp thu những trào lưu
                      “tân thư”, “tân văn” từ bên ngoài điển hình nhất là: Phan Bội Châu, Phan Chu
                      Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp…
                            Phan  Chu  Trinh  chủ  trương  “khai  dân  trí,  chấn  dân  khí,  hậu  dân  sinh”,
                      nhưng lại dựa vào Pháp để thực hiện những cải cách. Nguyễn Tất Thành nhận
                      thấy, ông tiêu biểu cho xu hướng yêu nước theo hướng cải lương, bất bạo động,
                      chủ  trương  khơi  dậy  tinh  thần  yêu  nước,  dân  chủ,  mở  đường  cho  văn  minh
                      phương Tây đi vào đời sống dân tộc. Nhưng ông đã không nhìn ra mâu thuẫn
                      lớn nhất đang hiện hữu trong xã hội Việt Nam chính là mâu thuẫn giữa dân tộc

                      ta với thực dân Pháp xâm lược. Bởi vậy, trong khi cố tập trung công kích bọn
                      quan lại sâu mọt phá dân hại nước thì Phan Chu Trinh lại tỏ ra nương nhẹ việc
                      công kích nguyên lý quân chủ và sự hiện hữu của nó là triều đình Huế, ông còn
                      có thái  độ  công  kích  những  ai  chủ trương dùng  phương  pháp bạo động  cách
                      mạng và cầu viện sự giúp đỡ từ bên ngoài “bất bạo động, bạo động tắc tử, bất
                      vọng ngoại, vọng ngoại giả ngu”. Vì vậy, “đường lối và phương pháp đấu tranh
                      của Phan Chu Trinh đã không bắt rễ được vào cuộc sống, không được nhân dân
                      chấp nhận, mặc dù ông là một chí sĩ yêu nước có uy tín và danh vọng lớn. Một
                      dân tộc có truyền thống kiên cường, bất khuất như dân tộc Việt Nam sao có thể
                                                                                                  1
                      cam chịu dựa vào kẻ thù, mong đợi ở chúng ban bố cho những cải cách” .
                            Khác với Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu chủ trương “vọng ngoại”, “bạo
                      động” để tìm cách cứu nước cứu dân, ông chủ trương theo gương Duy Tân của
                      Nhật Bản. Để thực hiện mục đích của mình, Phan Bội Châu đã lập ra các đảng
                      cách mạng, đưa thanh niên từ Việt Nam sang Nhật Bản để học tập cái hay, cái
                      mới của Nhật rồi về cứu nước, dùng cách tuyên truyền qua văn chương để khích
                      lệ lòng yêu nước của nhân dân, từ đó hình thành phong trào đoàn kết chống giặc
                      ngoại xâm. Để gây thanh thế cho cách mạng Việt Nam, Phan Bội Châu còn xây
                      dựng mối quan hệ đồng minh với cách mạng các nước cùng cảnh ngộ trong khu
                      vực Đông Á. Phan Bội Châu đã tổ chức được nhiều chuyến Đông Du cho thanh
                      niên Việt Nam sang Nhật Bản để học tập phương pháp canh tân đất nước. Nhật
                      Bản khi đó chính là một tấm gương sáng về nghị lực cũng như sự thức thời để
                      trở thành một nước phát triển, có tầm ảnh hưởng to lớn ở châu Á. Đặc biệt, sau


                      __________
                            1. Song Thành, Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005,
                      tr.55-56.


                                                               512
   509   510   511   512   513   514   515   516   517   518   519