Page 510 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 510

đồng bào nhân ngày lễ Phật đản năm 1947, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Nay đồng bào

                      ta đại đoàn kết, hy sinh của cải xương máu, kháng chiến đến cùng, để đánh tan
                      thực dân phản động, để cứu quốc dân ra khỏi khổ nạn, để giữ quyền thống nhất
                      và độc lập của Tổ quốc. Thế là chúng ta làm theo lòng đại từ đại bi của Đức
                                                                                                  1
                      Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi ra khỏi cái khổ ải nô lệ” . Người
                      luôn khẳng định con đường mà dân tộc ta đi, trong đó có sự tham gia của đồng
                      bào các tôn giáo - tiến hành kháng chiến đánh đuổi ngoại xâm là hoàn toàn đúng
                      đắn và phù hợp với tinh thần của Chúa và Phật.

                            Bốn là, mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc.
                            Hồ Chí Minh rất quan tâm đến mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc trong
                      quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người nêu mối quan hệ giữa tôn giáo với
                      dân tộc một cách giản dị, dễ hiểu nhưng rất độc đáo và sâu sắc: Kính Chúa gắn
                      liền với yêu nước, phụng sự Thiên Chúa với phụng sự Tổ quốc, nước có vinh thì

                      đạo mới sáng, nước có độc lập thì tín ngưỡng mới được tự do. Ngay sau khi
                      Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 13/9/1945, trong buổi họp mặt với đại
                      biểu các tôn giáo, Hồ Chí Minh phát biểu: “Dân tộc giải phóng thì tôn giáo mới
                      được giải phóng. Lúc này chỉ có quốc gia mà không phân biệt tôn giáo nữa, mỗi
                      người đều là công dân của nước Việt Nam và có nhiệm vụ chiến đấu cho nền
                                                        2
                      độc lập hoàn toàn của Tổ quốc” . Trong thư gửi đồng bào Công giáo nhân dịp lễ
                      Nôen năm 1945, Hồ Chí Minh đã đề cập đến sự tự do, hạnh phúc trong hoạt
                      động tôn giáo được mang lại từ nước Việt Nam độc lập. Người viết: “Trong lịch
                      sử Việt Nam ta, lần này là lần đầu mà đồng bào Công giáo ta làm lễ Nôen một
                      cách vui vẻ sung sướng trong nước Việt Nam độc lập tự do. Tôi chắc rằng dưới
                      sự  lãnh đạo sáng  suốt  của  các  vị  Giám  mục  Việt  Nam,  đồng bào  Công  giáo
                                                                                                     3
                      quyết một lòng với nhân dân toàn quốc để giữ vững nền tự do độc lập đó” . Khi
                      đất nước bị thực dân Pháp quay trở lại xâm lược lần nữa, trong thư gửi đồng bào
                      Công giáo nhân ngày lễ Chúa, mối quan hệ này cũng được Hồ Chí Minh đề cập:
                      “Hôm nay, đồng bào lễ Chúa trong một bầu không khí chiến tranh, vì giặc Pháp
                      còn đang giày xéo trên đất nước ta. Song rồi đây, thắng lợi sẽ cho chúng ta lễ
                      Chúa long trọng hơn, trong một bầu không khí vui vẻ và tươi sáng của một nước
                                                         4
                      hoàn toàn thống nhất và độc lập” .
                            Theo Hồ Chí Minh, trong mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc thì vấn đề
                      dân tộc được đặt lên hàng ưu tiên. Vì giải phóng được dân tộc thì sẽ có tất cả,
                      không giải phóng được dân tộc thì không được gì hết. Dân tộc được độc lập là

                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 228.
                            2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 3, tr. 8.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 142-143.
                            4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 658.


                                                               508
   505   506   507   508   509   510   511   512   513   514   515