Page 511 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 511
điều kiện, là cơ sở để các tín đồ được làm chủ tôn giáo của mình. Đề cập tới vấn
đề dân tộc được đặt lên hàng ưu tiên trong mối quan hệ với tôn giáo, khi nước ta
đang đứng trước nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược lần nữa, Hồ Chí Minh đã
nhấn mạnh: Nước có độc lập thì dân mới thực sự tự do tín ngưỡng, nước không
độc lập thì tôn giáo không được tự do, nên chúng ta phải đấu tranh giành độc lập
cho nước nhà trước đã. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh chưa bao giờ xem nhẹ vấn đề
tôn giáo; tôn giáo đối với dân tộc được Hồ Chí Minh xem xét và giải quyết trên
tinh thần nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững chắc. Từ lịch sử
dân tộc và thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh khẳng định về tầm quan trọng của
chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung và đoàn kết tôn giáo nói riêng
đối với sự thành bại của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: “Lúc nào dân
ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân
1
ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” .
Hồ Chí Minh cho rằng, đối với người có tôn giáo thì đức tin tôn giáo và
lòng yêu nước không hề mâu thuẫn, hoặc triệt tiêu lẫn nhau mà gắn bó, tương hỗ
với nhau. Một công dân Việt Nam có thể vừa là một người dân yêu nước đồng
thời là một tín đồ tôn giáo chân chính; cũng như những kẻ phản dân, phản nước
đồng thời là những kẻ phản Chúa, chúng không chỉ là Việt gian mà còn là giáo
gian. Hồ Chí Minh yêu cầu người Công giáo tốt phải là người công dân tốt, kính
Chúa và yêu nước vừa là trách nhiệm công dân vừa là bổn phận dân Chúa.
Ở một quốc gia đa tôn giáo như Việt Nam, trong cách mạng giải phóng dân
tộc hay quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề dân tộc và tôn giáo luôn có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chính sự giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa
tôn giáo với dân tộc của Hồ Chí Minh đã tạo cơ sở để hiện nay giáo hội các tôn
giáo ở Việt Nam đề ra tôn chỉ, mục đích hành đạo theo hướng đồng hành, gắn bó
với dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội như: “Đạo pháp - Dân tộc
và chủ nghĩa xã hội” (Phật giáo); “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc” (Công giáo);
“Sống phúc âm phụng sự Thiên chúa, phụng sự Tổ quốc và dân tộc” (Tin lành);
“Nước vinh, đạo sáng” (đạo Cao Đài); “Chấn hưng nền đạo gắn bó với dân tộc,
phù hợp với chính sách và pháp luật của Nhà nước góp phần tham gia xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc” (Phật giáo Hòa Hảo)...
Tiếp thu mặt tích cực của những tư tưởng trước đó và những thành tựu
của thời đại, trên lập trường duy vật biện chứng, các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác-Lênin đã đưa ra những quan điểm sâu sắc về vấn đề tôn giáo,
trong đó có những quan điểm trở thành nguyên lý cho mọi thời đại, sống dài
qua năm tháng. Dựa trên cơ sở nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin; căn cứ
vào đặc điểm tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 256.
509