Page 539 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 539
khái quát của thế giới hiện tại, đó là thiểu số người giàu cai trị và áp bức người
nghèo, các nước giàu mạnh xâm lược, thống trị, đàn áp các nước nhược tiểu.
Dừng chân ở nước Mỹ không lâu, Nguyễn Tất Thành sớm nhận ra bộ mặt thật
của đế quốc Mỹ. Đằng sau khẩu hiệu “cộng hòa dân chủ” của giai cấp tư sản Mỹ
là những thủ đoạn bóc lột rất tàn bạo. Anh cảm thông sâu sắc với đời sống của
người dân lao động da đen và rất căm giận bọn phân biệt chủng tộc, hành hình
người da đen một cách man rợ.
Khoảng đầu năm 1913, Nguyễn Tất Thành theo tàu rời Mỹ về Lơ Havơrơ
sau đó sang Anh, vừa lao động kiếm sống vừa tìm hiểu, nghiên cứu tình hình
chính trị, xã hội và hệ thống thuộc địa của nó. Đời sống của Nguyễn Tất Thành
rất vất vả, như chính anh đã viết: “Tuy ở Anh song cũng chẳng khác gì ở Pháp
1
và tháng ngày luống những chỉ lo làm khỏi đói, chớ chẳng học được bao nhiêu” .
Để sinh sống, anh nhận cào tuyết cho một trường học. Công việc quá vất vả, mệt
nhọc, anh đành bỏ việc. Anh tìm một việc khác là đốt lò. Từ 5 giờ sáng, anh đã
phải chui xuống hầm để nhóm lửa, suốt ngày đổ than, thay than trong lò, sống
trong cảnh tranh tối, tranh sáng, ngột ngạt đáng sợ. Tuy vậy, những ngày đầu
tiên đến nước Anh, Nguyễn Tất Thành đã bắt tay ngay vào việc học tiếng. Sống
trong điều kiện thiếu thốn, khổ cực nhưng anh vẫn giàu tình cảm. Khi phục vụ
trong khách sạn, anh giữ gìn sạch sẽ thức ăn thừa, đưa lại vào nhà bếp cho người
nghèo. Anh đọc báo và chảy nước mắt vì ông Thị trưởng Coóc, một nhà đại ái
quốc Ái Nhĩ Lan đã dũng cảm hy sinh vì Tổ quốc.
Sống và lao động ở những nước tư bản phát triển, Nguyễn Tất Thành
không choáng ngợp trước sự giàu có của giai cấp tư sản mà lại nhận thấy chế
độ tư bản có nhiều khuyết tật. Nỗi đau mất nước của người dân thuộc địa
cộng thêm nỗi khổ cực của người lao động giúp Nguyễn Tất Thành hiểu rõ
bản chất hệ thống xã hội ở các nước, đồng thời gần gũi, cảm thông sâu sắc
với những người bị áp bức và lao động trên thế giới dù là chủng tộc da trắng,
da vàng hay da đen. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, câu tục ngữ của
dân tộc thật đúng với trường hợp của người thanh niên yêu nước có óc quan
sát, có tinh thần học hỏi Nguyễn Tất Thành. Khi rời Tổ quốc, Nguyễn Tất
Thành là người trai chí lớn nhưng vốn hiểu biết về thế giới còn hạn chế, chưa
đủ nhận thức được đặc điểm, xu thế của thời đại. Vừa lao động kiếm sống,
vừa học tập lý luận và từng bước tham gia hoạt động xã hội, chính trị, anh
dần dần nhìn ra bối cảnh thế giới và tình hình cứu nước. Khoảng thời gian 7
năm khảo nghiệm khắp chân trời góc biển, đi nhiều, chứng kiến nhiều, hòa
vào cuộc sống lao động ở dưới đáy xã hội, thấu hiểu nỗi niềm của người lao
khổ, Nguyễn Tất Thành ngày càng tiến bộ trước khi trưởng thành là người
cộng sản chân chính.
__________
1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t.1, tr.39.
537