Page 538 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 538

1
                      xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi” .
                            Ngày 2/6/1911, Nguyễn Tất Thành xin việc làm ở tàu Latusơ Tơrêvin, một
                      tàu lớn vừa chở hàng vừa chở khách của hãng Năm Sao đang chuẩn bị rời cảng

                      Sài Gòn đi Mácxây, Pháp. Ngày 3/6/1911, Nguyễn Tất Thành bắt đầu làm việc,
                      nhận thẻ nhân viên với tên mới: Văn Ba. Ngày 5/6/1911, tàu nhổ neo. Nguyễn
                      Tất Thành rời đất nước, không phải là một thân sĩ mà chỉ là một người lao động
                      bình thường với đôi bàn tay và nghị lực phi thường, ý chí mãnh liệt dấn thân vào
                      cuộc trường chinh gian lao để đi tìm hình bóng một Tổ quốc tự do của tương lai.
                      Không dừng lại ở Pháp, năm 1912, Nguyễn Tất Thành làm thuê cho một tàu của
                      hãng Sácgiơ Rêuyni đi vòng quanh châu Phi, đã có dịp dừng lại ở những bến
                      cảng  của  một  số  nước  như  Tây  Ban  Nha,  Bồ  Đào  Nha,  Angiêri,  Tuynidi,
                      Cônggô;  Đahômây,  Xênêgan,  Rêuyniông...  Hành  trình  châu  Phi  đã  góp  phần
                      quan trọng cho sự trưởng thành về nhận thức của Nguyễn Tất Thành. Đến đâu
                      anh cũng thấy cảnh khổ cực của người lao động dưới sự áp bức bóc lột dã man,
                      vô nhân đạo của bọn thống trị. Tới Đaca biển nổi sống dữ, tàu không thể cập bờ

                      cũng không thể thả ca nô xuống. Để liên lạc với tàu, bọn Pháp trên bờ bắt những
                      người da đen bơi ra tàu. Một, hai, ba, bốn người da đen nhảy xuống nước bị
                      sóng cuốn trôi. Anh Ba hết sức xúc động. Anh buồn rầu nói với bạn: “Bọn thực
                      dân ở các thuộc địa thì ở đâu cũng hung ác và vô nhân đạo… Đối với bọn thực
                      dân, tính mạng của người dân thuộc địa, da vàng hay da đen không đáng một
                          2
                      xu” . Nhiều cảnh tượng đau xót làm người thanh niên có những suy ngẫm khắc
                      khoải và lòng thương cảm với nỗi thống khổ của người lao động thêm nồng nàn
                      trong trái tim anh. Vì vậy, khi bắt đầu hoạt động chính trị, anh đã có quan niệm
                      vững vàng về tình đoàn kết giữa các dân tộc thuộc địa.
                            Nguyễn  Tất  Thành  theo  con  tàu  tiếp  tục  đi  qua  Máctiních  (Trung  Mỹ),

                      Urugoay và Áchentina (Nam Mỹ) và dừng lại ở nước Mỹ cuối năm 1912. Tại
                      đây, anh có dịp tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ với bản
                      Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng trong lịch sử. Anh vừa làm thuê kiếm sống vừa
                      tìm hiểu đời sống lao động ở Mỹ. Anh đi xe điện ngầm đến khu Háclem tìm hiểu
                      đời sống và cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc của người da đen. Trong
                      thời gian tàu dỡ hàng, cất hàng, Nguyễn Tất Thành tranh thủ đi xem xét nhiều
                      nơi, từ những khu phố hoa lệ nổi tiếng thế giới với nhà cao chọc trời ở Niu Óoc
                      đến những khu nhà ổ chuột ở khu Háclem. Khi đến thăm tượng Nữ thần Tự do,
                      Nguyễn Ái Quốc ghi cảm tưởng: “Ánh sáng trên đầu Thần Tự do tỏa rộng khắp
                      trời xanh, còn dưới chân Thần thì người da đen bị chà đạp… Bao giờ mới có sự
                                                      3
                      bình đẳng giữa các dân tộc?” . Nguyễn Tất Thành bắt đầu nắm được bản chất

                      __________
                            1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 1, tr.30.
                            2. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr21
                            3. Trần Đức Tuấn, Hành trình theo chân Bác, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 65.


                                                               536
   533   534   535   536   537   538   539   540   541   542   543